Trang chủ Bài viết HOT Nữ Giám đốc Nhân sự toàn cầu của Unilever sẽ trở thành CEO mới của CHANEL

Nữ Giám đốc Nhân sự toàn cầu của Unilever sẽ trở thành CEO mới của CHANEL

bởi admin

Leena Nair, Giám đốc Nhân sự toàn cầu của Unilever sẽ gia nhập thương hiệu xa xỉ khổng lồ của Pháp vào cuối tháng Một năm 2022. Trong khi đó, CEO hiện tại, Alain Wertheimer, người đồng sở hữu CHANEL với anh trai của mình là Gérard Wertheimer, sẽ trở thành Chủ tịch điều hành toàn cầu của CHANEL.

person human face

“Mối quan hệ hợp tác mới này dưới sự lãnh đạo của công ty, do Hội đồng quản trị Chanel Limited (Anh) bổ nhiệm, sẽ đảm bảo hơn nữa cho sự thành công lâu dài (của CHANEL) với tin tưởng vào tinh thần tự do sáng tạo, quá trình nuôi dưỡng tiềm năng và sự hành động để tạo ra ảnh hưởng tích cực cho thế giới”, đại diện CHANEL cho biết trong thông cáo báo chí vào thứ Ba vừa qua.

https://media.vneconomy.vn/w800/images/upload/2021/12/17/chanel.jpg

Bà Nair là giám đốc điều hành với bằng MBA của Đại học XLRI Jamshedpur (Ấn Độ) và đã có 30 năm làm việc tại Unilever, một công tập đoàn FMCG khổng lồ. Bà bước chân vào Unilever với tư cách là thực tập sinh vào năm 1992 và phát triển từng bước để trở thành Giám đốc Nhân sự như hiện tại, quản lý 150.000 nhân viên. Khi đến làm việc tại CHANEL, bà sẽ quản lý hơn 27.000 nhân viên trên toàn cầu.

Bà Leena Nair từng là Giám đốc điều hành nhân sự tại Unilever.

Việc các giám đốc điều hành từ những công ty FMCG trở thành giám đốc điều hành

cho các công ty về hàng xa xỉ không phải là điều lạ. “CHANEL đã theo đúng xu hướng khi thu hút các nhà điều hành nổi bật trong lĩnh vực FMCG để trở thành người quản lý cho các thương hiệu và ngành hàng xa xỉ. Unilever và P&G là hai công ty FMCG hàng đầu với những nhà quản lý cấp cao tiềm năng như vậy. Chuyên gia phân tích Luca Solca (Bernstein) cho biết trường hợp của Antonio Belloni ở tập đoàn LVMH hay Fabrizio Freda của tập đoàn Estée Lauder đều là những ví dụ điển hình. (Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Dior, ông Pietro Beccari cũng từng làm việc tại công ty Benckiser chi nhánh ở Ý và công ty Henkel chuyên về ngành hàng chăm sóc tóc; trong khi Laurent Boillot, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Hennessy cũng từng bắt đầu sự nghiệp tại Unilever.)

Trước đó, bà Maureen Chiquet đã trở thành Giám đốc điều hành của CHANEL từ năm 2007 đến năm 2016. Trước nhiệm kỳ của bà Chiquet, bà Françoise Montenay là Chủ tịch của CHANEL SA vào năm 1998. Hiện tại, ông Bruno Pavlovsky là Chủ tịch của CHANEL Fashionvà CHANEL SA; trong khi bà Anne Kirby là giám đốc điều hành ngành hàng nước hoa và làm đẹp; và ông Frederic Grangie là chủ tịch của ngành đồng hồ và đồ trang sức.

Chanel dự đoán doanh thu năm nay sẽ tăng ở mức hai con số so với năm 2019.

Doanh thu của CHANEL đã giảm 18% vào năm ngoái mặc dù công ty đã vượt xa mức tăng trưởng trung bình của toàn ngành. (Theo Bain, doanh số kinh doanh ngành xa xỉ đã giảm 22% trong năm 2020). CHANEL đã tạo ra doanh thu 10,1 tỷ USD trong năm 2020. Mặc dù thương hiệu không tiết lộ doanh thu cụ thể theo từng danh mục nhưng ngành túi xách da và áo khoác tweed ready-to-wear của hãng là những sản phẩm bán chạy hàng đầu. CHANEL là một trong số ít các thương hiệu xa xỉ vẫn duy trì chính sách tăng giá vào năm 2021 và đã tạo được thành công. Ông Pavlovsky chia sẻ với Vogue Business rằng: “Chúng tôi đã đạt được mức tăng trưởng hai chữ số ở các thị trường toàn cầu”.

Theo: Baophapluat

Có thể bạn sẽ thích