Có một câu nói rất hay: Cốt cách quyết định kết quả cả một đời.
Cốt cách của một người càng lớn thì con đường tương lai mới có thể rộng mở. Ngược lại, người có cốt cách nhỏ, bất kể anh ta có khả năng đến đâu thì sau tất cả cũng sẽ không thể trở thành dòng nước lớn.
Cốt cách không phải trời sinh mà có, chỉ có thể hình thành thông qua quá trình rút kinh nghiệm cho tương lai.
Khi bạn phát hiện 3 dấu hiệu này ở chính bản thân mình, chứng tỏ cốt cách con người bạn đang càng phát triển.
1. Dấu hiệu đầu tiên: Thay vì phàn nàn, nhẹ nhàng thay đổi
Trước kia tôi có một người bạn cùng phòng, mỗi ngày tan làm cô ấy nhất định phải làm một việc, đó là kéo lại bất kỳ người quen nào xung quanh, để nói xấu về sếp hoặc là cáo buộc đồng nghiệp của mình.
Ban đầu mọi người còn khuyên bảo, an ủi cô ấy, nhưng hết lần này đến lần khác, mọi người không còn cảm thấy ngạc nhiên nữa.
Những lúc cô ấy lại phàn nàn, những người xung quanh, dù họ không nói ra với những người khác nhưng tất cả đều hiểu ngầm trong lòng.
Xung quanh bạn cũng có thể có người như vậy, khi gặp phải sự tình thì cảm thấy bản thân bị oan ức, sau đó liền buồn bực than trách như thể cả thế giới đều đang mắc nợ họ.
Thỉnh thoảng phàn nàn một chút là một cách để bộc lộ tâm tình, không có gì là không được, nhưng cứ mãi phàn nàn theo thói quen mà không tìm kiếm cách khắc phục thì sẽ biến thành người không khôn ngoan.
Tại sao có những người rất ít phàn nàn? Bởi vì họ biết người, biết việc, cũng biết thời thế. Người không phàn nàn có phải đều trải qua những việc rất hài lòng hay không?
Không phải vậy. Thế giới dùng nỗi đau để tiếp cận tôi, nhưng tôi đã hồi báo bằng sự khoan dung, đây chính là yếu tố làm nên cốt cách con người tôi.
Đời người thực khổ! Khi bạn biết cách không phàn nàn nữa, lấy thái độ lạc quan đối mặt với cuộc sống, bạn mới thực sự hiểu và tận hưởng cuộc sống.
Thay vì mở miệng phàn nàn thì tốt hơn hết là nên thay đổi bản thân để thích nghi với ngoại cảnh.
2. Dấu hiệu thứ hai: Ít so đo tính toán, mở lòng nhiều hơn
Một lần tôi xem một bộ phim điện ảnh, trong đó xem được một phân đoạn như thế này: Người đàn ông – chủ của chiếc Ipad bị mất, thông qua định vị phát hiện chiếc Ipad rơi vào tay một tên đồ tể.
Để đổi lấy chiếc iPad, mà trong túi người chủ chỉ có 1500 tệ nên ông ta đã yêu cầu người đó bán lại rẻ hơn một chút. Tên đó đã đồng ý, nhưng ngay lập tức lấy dao xoẹt lên chiếc iPad một nhát, rồi nói, giá trị này đúng với giá tiền.
Những hành động tương tự này cũng là điều khiến mọi người bất ngờ, phải là người so đo mới thường làm ra những sự việc như vậy.
Bởi vì món lợi trước mắt mà tính toán so đo, nhân cách của người như thế cũng thật đáng ngại.
Tôi đã nghe một chuyện, có một người thu được một viên ngọc trai rất lớn, nhưng anh ta vẫn không hài lòng, bởi vì trên viên ngọc trai có một đốm nhỏ.
Vì vậy, anh ta đã nghĩ biện pháp để loại bỏ đốm đó. Nhưng khi anh ta bào mòn chỗ đốm đó liền phát hiện cái đốm đó vẫn còn.
Anh ta không bỏ cuộc, tiếp tục chà xát hết lớp này đến lớp khác. Cho đến cuối cùng, khi cái đốm đó được bào mòn mất thì viên ngọc trai cũng bị phá hủy.
Người có lòng hay tính toán luôn chi li thiệt hơn vì cái lợi trước mắt mà không nhìn thấy đại cục phía sau, cuối cùng thiệt thòi lại càng nhiều.
Nếu bạn cứ mãi ích kỷ thì mỗi ngày trôi qua sẽ đều là những ngày u ám, buồn tẻ; nếu mở lòng hơn với đời, với người tự nhiên mọi điều tốt đẹp sẽ đến và mỗi ngày trôi qua cũng nhờ thế mà dễ dàng vui vẻ hơn.
3. Dấu hiệu thứ ba: Bắt đầu biết cách chịu trách nhiệm
Tôi quen một người bạn, đồng nghiệp xung quanh đều đánh giá cô ấy là người có thể gánh vác mọi việc.
Mọi nhiệm vụ mà lãnh đạo công ty giao cho cô ấy, bất kể thời gian có khẩn cấp đến thế nào, sự việc mà người khác thấy khó khăn đến đâu thì cô ấy đều có thể đưa ra thành quả khiến mọi người phải hài lòng.
Bài viết quảng cáo sản phẩm của công ty, cô ấy thường viết theo 6-7 cách khác nhau, mà phản hồi đều rất tốt. Thời gian đến công ty chưa đầy một năm, cô ấy đã được thăng chức.
Người có tinh thần chịu trách nhiệm, khi làm việc họ thường khiến người khác yên tâm, người như vậy mới có thể được ủy thác những trọng trách to lớn.
Khi bạn ghét bỏ công việc vừa bận vừa mệt, bạn không biết rằng trong đó là khảo nghiệm, cũng là cơ hội.
Người dám chịu trách nhiệm, khi gặp bất kỳ sự việc gì họ đều coi đó là cơ hội, họ sẽ chỉ coi đó là một công việc họ cần làm.
Tầm nhìn cao hay thấp, một cái nhìn liền biết.
Người có trách nhiệm không chỉ có nghĩa là dám nhận trọng trách, mà còn có ý là dám chịu trách nhiệm cho những thất bại, bất lợi cũng như những lời phê bình, chỉ trích.
Kẻ mạnh thật sự dám chấp nhận thua cuộc, không trốn tránh, không bào chữa, không lâm trận bỏ chạy, biết rút ra kinh nghiệm từ lần thất bại này để lần tiếp theo mình giành lại chiến thắng.
Gặp chuyện không hoảng loạn sợ hãi, dũng cảm chịu trách nhiệm với những việc mình làm, người như vậy, đi đến đâu cũng đều có thể tự tạo ra vùng trời cho riêng mình.
Một lần tôi nghe qua một câu nói như thế này: “Khi cốt cách của một người đủ lớn thì họ sẽ không bị chìm lẫn vào với những điều tầm thường của cuộc sống”.
Một người ngừng phàn nàn, nuốt vào những oan ức hiện tại, mới có thể nuôi lớn cốt cách của bản thân.
Một người không so đo tính toán, không ích kỷ mới có thể sống cuộc đời thảnh thơi.
Một người dám chịu trách nhiệm, hiểu rõ dũng cảm chịu trách nhiệm là huy chương sáng giá nhất trong cuộc đời, cũng là tấm danh thiếp cá nhân bán chạy nhất.
“Cốt cách” quyết định đến độ rộng của cuộc sống. Một người gầy dựng cho mình một cốt cách đủ lớn thì người đó sẽ nhận được những khả năng vô hạn.