Trang chủ TIN TỨCThế giới Các nhà khoa học Anh tuyên bố phát hiện nguồn gốc sâu xa của đại dịch Covid-19

Các nhà khoa học Anh tuyên bố phát hiện nguồn gốc sâu xa của đại dịch Covid-19

bởi admin

Hầu hết các chuyên gia hiện nay đều đồng ý rằng virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 có nguồn gốc từ dơi và những ca nhiễm đầu tiên có thể liên quan đến một chợ thủy sản ở Vũ Hán, Trung Quốc.

Tuy nhiên, chương trình “Extinction: The Facts” (Sự tuyệt chủng: Những sự thật) của BBC vừa tiết lộ lý do tại sao các nhà khoa học tin rằng con người cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến những đại dịch như Covid-19.

Việc con người tiếp xúc ngày càng nhiều với động vật hoang dã đã làm tăng nguy cơ nhiễm các bệnh mới.

Tiến sĩ Peter Daszak, một chuyên gia về sinh thái bệnh tật tại EcoHealth Alliance cho biết: “Chúng tôi thấy tỷ lệ đại dịch xuất hiện ngày càng tăng. Chúng ta đã từng bị cúm lợn, SARS, Ebola… Chúng tôi đã thực sự nhìn lại mọi dịch bệnh mới gần đây và đặt câu hỏi rằng “Chúng bắt nguồn từ đâu trên hành tinh này? Và những điều đang diễn ra ở hành tinh có thể gây ra các đại dịch là gì?”.

“Chúng tôi đã phát hiện ra rằng, chúng ta đứng sau các đại dịch. Chính tác động của con người đến môi trường đã thúc đẩy các bệnh mới xuất hiện”, ông Peter nhấn mạnh.

Theo vị tiến sĩ cũng chia sẻ về mức độ ảnh hưởng của ngành thương mại trên phạm vi toàn cầu lên sức khỏe của con người.

Tiến sĩ Peter Daszak

“Việc buôn bán động vật hoang dã đang ở mức độ cao chưa từng thấy. Chúng ta có những khu chợ cực lớn với hàng chục nghìn động vật sống – thải virus qua phân và nước tiểu – bị giết ngay trước mặt ta. Đây là những nơi lý tưởng để virus lây lan”, ông Peter nói.

Giáo sư Felicia Keesing, một nhà sinh thái học về bệnh dịch từ Đại học Bard đã giải thích cách những bệnh truyền nhiễm này có thể nhảy từ động vật sang người.

“Động vật cũng mang rất nhiều loại virus khác nhau bên trong cơ thể chúng, giống như chúng ta vậy. Và vì vậy, một trong những cách rõ ràng nhất mà chúng ta đang làm tăng khả năng virus lây lan là tiếp xúc nhiều hơn với chúng”, bà Keesing chia sẻ.

Giáo sư Felicia Keesing

Tiến sĩ Daszak tin rằng sự can thiệp của con người vào môi trường sống tự nhiên đóng một vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy dịch bệnh bùng phát.

“Điều cũng thúc đẩy các căn bệnh mới nổi là chúng ta đang ngày càng xâm lấn sâu hơn vào môi trường sống của động vật hoang dã. 31% tổng số các bệnh mới xuất hiện bắt nguồn từ quá trình chuyển đổi sử dụng đất. Các khu rừng trên khắp thế giới, nơi có rất nhiều đa dạng sinh học, có hàng ngàn loại virus mà chúng ta chưa bao giờ tiếp xúc đã bị chúng ta xâm phạm”, ông Daszak tuyên bố.

Còn giáo sư Keesing sau đó giải thích rằng, việc con người phá hủy tự nhiên càng làm gia tăng các loài vật nhỏ như chuột hoặc dơi – vốn thường mang các mầm bệnh nguy hiểm dễ lây cho người.

“Khi chúng ta có hệ thống tự nhiên nguyên vẹn với đa dạng sinh học cao, những loài này được kiểm soát, nhưng khi con người phá hủy môi trường sống, những động vật ăn thịt và động vật ăn cỏ lớn sẽ biến mất trước tiên. Có nghĩa là những loài có thân hình nhỏ hơn sẽ sinh sôi nảy nở mạnh. Chúng sống với mật độ siêu cao và là những loài có nhiều khả năng khiến chúng ta bị bệnh hơn”, bà Keesing nói.

Theo danviet

Có thể bạn sẽ thích