Helmut Lang đã dẫn đầu một cuộc cách mạng thời trang với phong cách đặc trưng: sự tối giản, thanh lịch, tinh tế và tỉ mỉ trong từng chi tiết. Ảnh hưởng của ông vẫn rất mạnh mẽ ngay cả sau khi ông rời khỏi ngành công nghiệp chừng đấy năm, với sự phản chiếu trong dòng thời trang Ready to Wear hay Avant Garde.
Ma thuật của Helmut Lang nằm trong cách đổi mới ứng dụng của vải vóc và sự cam kết đi kèm với chất lượng, là không thể so sánh và không thể thay thế. Năm 1986, ông ra mắt bộ sưu tập đầu tiên của mình và những gặt hái thành công. Giữa những năm 1990, ông đã thực sự thống trị thế giới thời trang. Triều đại của ông từ năm 1990 đến 2005 được đánh dấu bởi sự sáng tạo phi thường và tiêu chuẩn chất lượng, vượt qua nhiều nhà thiết kế cùng thời.
Tầm ảnh hưởng của Lang làm cho nhiều người noi theo hơn là cạnh tranh. Từ các cửa hàng bách hóa đến các nhà thiết kế nổi tiếng như Donna Karan, phong cách độc đáo của ông đã được nhiều người “đóng gói” và “sản xuất”. Trong khi một số người coi những bản sao này chỉ đơn thuần “ăn cắp” những thiết kế ban đầu của Lang, chúng cũng là một minh chứng cho sự ảnh hưởng quan trọng của ông đối với ngành công nghiệp thời trang trong hơn một thập kỷ.
Thay vì đi sâu vào các ý tưởng phá cách đã được thảo luận nhiều về sự tự do và đổi mới mang tính tiên phong trong ngôn ngữ thiết kế của Helmut Lang, bài viết này sẽ tập trung vào cách ông đem vẻ đẹp và sự dân chủ vào trong những trang phục cơ bản hàng ngày. Chúng đã thể hiện tinh thần “Anti Fashion” và đại diện cho cách tiếp cận mang tính cá nhân của ông trong việc ăn mặc hàng ngày. Động cơ của Lang trong việc tạo ra những bộ quần áo bắt nguồn từ việc ông bị áp đặt bởi việc mặc những bộ trang phục cổ hủ từ thời thơ ấu. Ông tự học cắt may, thiết kế các bộ trang phục hấp dẫn ánh nhìn và phù hợp với “thời trang Mỹ” ngày đó, càng thiết kế công cuộc thiết kế đã khiến ông bị mê hoặc và dần đào sâu khai thác trí tưởng tượng của mình.
Ngay cả sau hai thập kỷ, những trải nghiệm thời thơ ấu của Lang tiếp tục tác động đến triết lý thiết kế của ông. Sự thể hiện mang tính cá nhân qua trang phục trở thành sự đối lập của “một tủ quần áo tự do”, ưa chuộng sự đơn giản và nhất quán như áo thun cotton, quần jeans và giày oxford đen. Những món đồ cơ bản này cũng là nền tảng của thương hiệu của ông. Những sự không tự tin trong tuổi thơ của Lang đã được chuyển dịch thành sự hoàn thiện gần như tuyệt đối, tạo ra những trang phục phản ánh sự đồng cảm với người mặc. Ông hiểu được sự không hài lòng với các lựa chọn hiện có và cung cấp những giải pháp đơn giản nhưng hiệu quả cho vấn đề này.
Trong giai đoạn sau của sự nghiệp, sự thành công thương mại đáng chú ý của Helmut Lang Jeans, nhãn hiệu con tập trung vào quần jeans, đã chứng thực cho công việc đáng kể mà ông đã bỏ thời gian, công sức vào để hoàn thiện những chiếc quần “bình thường” trở nên hoàn hảo. Có lẽ đó là cách của Lang để đảm bảo người khác sẽ không trải qua sự xấu hổ mà ông từng trải qua khi còn trẻ. Ngay cả khi đã là một nhà thiết kế nổi tiếng sống ở Manhattan, Lang không bao giờ quên nguồn gốc khiêm tốn của mình, ông luôn lắng nghe những nhu cầu thực sự của con người qua nhịp sống hàng ngày.
Trong khi nhiều người coi Helmut Lang như một nhà thiết kế theo đuổi trường phái “Anti Fashion”, ông đơn giản là phản đối sự tiêu thụ quá mức, sự công khai và những điều phù phiếm thường đi kèm với các nhà thiết kế thời trang hiện đại. Tuy nhiên, ông luôn tin tưởng vào việc mang lại giá trị cho người tiêu dùng mà không rơi vào vòng xoáy của việc mua sắm “không thỏa mãn”. Cam kết của ông trong việc tạo ra những bộ quần áo bền lâu đã xuất hiện trước xu hướng bền vững hiện tại như các chiến dịch “buy better, wear longer”, chứng tỏ triết lý thiết kế chân thành của ông xuất phát từ lâu chứ không đơn thuần chỉ là một chiến lược marketing đơn thuần.
Điều làm nổi bật Lang là khả năng để trang phục tự nói lên con người và xã hội. Ông quan tâm sâu sắc đến khách hàng của mình, đảm bảo rằng những trang phục của ông vượt xa nhu cầu phát biểu hay thông điệp bên ngoài. Thiết kế đa dụng của Lang, vật liệu và công nghệ chất lượng được sử dụng trên quần áo của Lang giúp chúng gia tăng sự hấp dẫn vượt thời gian. Cách tiếp cận được lấy cảm hứng chủ yếu từ quân đội, kết hợp với sự đơn giản, để những bộ trang phục trang trọng có thể mặc được trong các dịp hàng ngày và những món đồ cơ bản của ông kết hợp một cách mượt với những món đồ sang trọng.
Góc nhìn đề cao tính hữu dụng của Lang trong thiết kế, ưu tiên công năng của món đồ hơn là những xu hướng thoáng qua, đảm bảo sự bền lâu của trang phục gắn mác Helmut Lang. Độ bền, sự tự do trong chuyển động và đường may tinh tế ảnh hưởng bởi sự yêu thích của ông với trang phục quân đội. Mặc dù linh hoạt nhưng trang phục của Lang vẫn giữ được chất lượng. Đồ của Lang khó lỗi thời và không cần phải lo ngại việc các bộ trang phục bị hư hỏng do mặc liên tục.
Sức biến đổi của thiết kế trong Helmut Lang đã vượt ra ngoài lĩnh vực thời trang. Những đường cắt tinh tế và cách tiếp cận của ông đã nâng cao việc mặc hàng ngày trở thành một hình thức tự diễn tả ngắn gọn và có ý nghĩa. Sự độc lập của Lang khỏi những thứ đi kèm với ngành công nghiệp thời trang cho phép ông duy trì sức hấp không thể phai mờ trong cộng đồng người yêu thời trang. Cái đầu đầy toan tính cá nhân của ông, không bao giờ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài và trở thành một trong những điểm mạnh nhất của ông.
Đối với nhiều người, việc tiếp xúc với thời trang của Helmut Lang đã làm xao lấn cách nhìn về các thương hiệu khác vì không có thứ nào sánh được với sự xuất sắc của ông. Nhận thức này đã thúc đẩy con người xem xét, nhìn nhận lại mối quan hệ với thời trang và việc đóng khung lại nó trên một góc nhìn thú vị hơn. Những bộ trang phục của Lang gợi lên một cảm giác mãn nguyện tuyệt đối, dẫn đến sự tự xét và đặt câu hỏi về bản chất của thời trang là gì? Hành trình sâu sắc này ảnh hưởng không chỉ đến phong cách của người hâm mộ Lang mà còn đến cách tiếp cận thiết kế, viết lách và những cam kết hàng ngày. Sự quan tâm chân thành của Lang đối với khách hàng của mình lan tỏa xa hơn ngoại vi giao dịch, hiện rõ qua hành động của ông chứ không chỉ là lời nói. Trong khi đối với nhà thiết kế, việc để lại dấu ấn trên công việc của mình là rất quan trọng, sự nhượng bộ một phần là cách phân biệt giữa việc “tốt” và việc “xuất sắc”. Tạo ra những bộ trang phục mang tính biểu đạt và độc đáo có thể thích nghi với cuộc sống cá nhân là một thách thức khó khăn.
Vì vậy, không khó hiểu tại sao một số nhà thiết kế chọn cách thống trị thông qua mối quan hệ với người tiêu dùng, ngay cả khi phải hi sinh cho thời trang nhanh không mang lại nhiều giá trị cho thế giới thực thụ. Tuy nhiên, nếu sân chơi thời trang chỉ do nhà thiết kế thống trị thì không phải là một sân chơi lý tưởng. Những tình huống như vậy ít để lại không gian “đàm phán” giữa người mặc và người thiết kế, dẫn đến một cuộc trò chuyện một chiều. Thật đáng tiếc khi người tiêu dùng thường chấp nhận động lực này mà bỏ qua sự hài lòng có thể đến từ phong cách cá nhân của mình. Nhiều nhà thiết kế vô tình khiến khách hàng bị lạc lối bằng cách định đoạt một câu chuyện cụ thể, làm giảm khả năng tự diễn tả cá nhân của họ.
Để ngăn thời trang trở nên nông cạn và gây hủy hoại, chúng ta phải điều hướng cẩn thận mối quan hệ của mình với quần áo. Hai phương diện cực đoan nên tránh: cố gắng quá mức để trông “hiểu biết” và tiên phong bằng cách mua những bộ trang phục không chức năng làm cô lập cá nhân hoặc tham gia vào việc tiêu dùng không suy nghĩ của thời trang nhanh. Cả hai tình huống này đều không đủ để biểu lộ sự tự diễn tả chân thực. Một bên, bề ngoài của sự khám phá bản thân che đậy việc tiêu thụ quá mức, trong khi bên kia đại diện cho việc tiêu dùng không suy nghĩ.
Sự hài lòng từ việc chăm chút phong cách của mình cũng có giới hạn. Đến một lúc nào đó, cần phải tạo ra cái gì mới và tiến lên phía trước. Gu thẩm mỹ tốt có thể trở thành một sở thích, nhưng không bao giờ nên trở thành một sự ám ảnh làm lãng phí thời gian cho những điều đáng suy ngẫm. Khi các yếu tố hiện có được kết hợp, chúng vẫn thuộc về người tiên phong tạo chúng. Tuy nhiên, khi một cái gì độc đáo được tạo thành, nó trở thành một biểu tượng không thể thay thế của cá nhân.
Thế mạnh của các thiết kế của Helmut Lang không chỉ giới hạn trong lĩnh vực thời trang. Những đường cắt may tinh tế và cách tiếp cận của ông đã nâng cao tính cá nhân của người mặc, cho phép những bộ trang phục trở thành một hình thức khác của ngôn ngữ tự do và ý nghĩa. Lang đã tạo ra niềm tin và sự tự tin cho người mặc, đồng thời thích ứng linh hoạt với nhiều ngữ cảnh khác nhau.
Nguồn: stylerepublik