Trang chủ THƯƠNG TRƯỜNG 5 điều trong thư xin việc nên kiểm tra kỹ trước khi gửi

5 điều trong thư xin việc nên kiểm tra kỹ trước khi gửi

bởi admin

Thư xin việc là cầu nối đầu tiên tiếp cận nhà tuyển dụng và sẽ quyết định xem họ có tiếp tục xem hồ sơ cá nhân của bạn hay không. Qua cách viết thư xin việc, họ phần nào đánh giá được trình độ và phong cách làm việc của bạn. Một lá thư chỉn chu chứng tỏ bạn là người cẩn thận trong công việc. Vì vậy, đừng vội gửi thư xin việc đi mà chưa kiểm tra kỹ ít nhất 2 lần các vấn đề sau đây nhé!

Tìm kiếm thông tin việc làm uy tín tại careerlink.vn

Độ dài của thư

Ở trường trung học, cao đẳng và đại học, 500 từ được coi là mức tối thiểu cho các bài tiểu luận., các báo cáo khác hay tài liệu nghiên cứu dài hơn nhiều. Tuy nhiên, 500 từ là quá nhiều cho một lá thư xin việc. Nhà tuyển dụng không có thời gian hay phải bỏ công sức để đọc thư xin việc trông giống như bài tiểu luận.

Trưởng phòng Tư vấn Tuyển dụng Careerlink.vn chia sẻ, thư xin việc không nên dài hơn một trang A4. Mặc dù nhà tuyển dụng không đề cập đến số từ cụ thể trong yêu cầu nhưng quy tắc bất thành văn là hướng đến 250 đến 300 từ. Để dễ đọc, bạn nên chia nội dung thành 3, 4 đoạn ngắn.

Nếu thư xin việc của bạn dài hơn thế, nên cố gắng làm cho nó ngắn hơn và “ngọt ngào” hơn trước khi gửi đến nhà tuyển dụng.

Tên của nhà tuyển dụng

Điều này thực sự quan trọng, bởi ngay cả tên của nhà tuyển dụng còn ghi sai thì chắc chắn bạn là người cẩu thả và thiếu tôn trọng. Trước tiên, hãy xác định bạn đã gửi hồ sơ đến đúng người chịu trách nhiệm. Sau đó, hãy bắt đầu bằng một lời chào đến họ. Điều này khá quan trọng bởi vì nó giúp cho người đọc nó biết rằng nó được gửi trực tiếp đến họ. Ngoài ra, chi tiết nhỏ này cho thấy bạn đã nỗ lực tìm hiểu về công ty.

Nếu bạn đã sử dụng tên của nhà tuyển dụng trong thư xin việc, hãy kiểm tra kỹ chính tả và chức vụ của họ. Đồng thời, hãy chắc chắn bạn bao gồm tên công ty trong thư. Tốt nhất là ghi đầy đủ và chính xác tên của công ty ứng tuyển. Bạn càng quan tâm đến danh tiếng của họ, họ càng có nhiều khả năng họ sẽ đọc tiếp.

Thông tin liên hệ của bạn

Nhiều người viết một lá thư xin việc hoàn chỉnh, nội dung khá đầy đủ nhưng lại thiếu sót một phần quan trọng đó là thông tin liên hệ của mình. Một chữ cái duy nhất trong địa chỉ email cũng đủ tạo nên sự khác biệt. Sẽ rất tệ nếu bạn nhận được sự quan tâm của người quản lý tuyển dụng, nhưng họ lại không tiếp cận được bạn. Ngăn chặn điều này bằng cách ghi chính xác địa chỉ, số điện thoại, email hoặc bất kỳ hình thức giao tiếp nào khác.

Ngữ điệu

Khi viết thư xin việc cần có ngữ điệu rõ ràng, mạch lạc, yêu thích, say mê với công việc mà mình sẽ ứng tuyển. Nhiều người tìm việc thường viết thư xin việc của họ quá trang trọng, chẳng hạn như Tôi viết thư xin việc này với mục đích thể hiện sự quan tâm của tôi đến vị trí… của công ty bạn. Bạn nên thể hiện sự tôn trọng trong thư xin việc nhưng không nên viết theo cách hoàn toàn thiếu tự nhiên. Chắc rằng bạn không muốn nhà tuyển dụng xem mình như một người nịnh hót hay máy móc? Bạn muốn họ thấy bạn là một ứng viên chân thành và dễ gần, phù hợp với văn hóa doanh nghiệp? Vậy thì hãy viết thư xin việc một cách lịch sự và tự nhiên nhất có thể.

Chính tả và ngữ pháp

Một bức thư xin việc sai chính tả, ngữ pháp lủng củng sẽ tạo sự khó chịu. Người đọc cho rằng bạn là người kém năng lực, cẩu thả. Vì vậy, trước khi gửi thư xin việc, bạn nhất định phải kiểm tra thật kỹ bằng cách in ra. Ngay cả sai lầm nhỏ nhất cũng có thể khiến nhà tuyển dụng vốn bận rộn bỏ qua thư xin việc của bạn, đặc biệt là nếu công việc mà bạn đang ứng tuyển có yêu cầu kỹ năng giao tiếp tốt. Nếu không chắc chắn vào mình thì có thể nhờ người khác đọc, kiểm tra, đặc biệt là người có chuyên môn về ngôn ngữ.

Một bức thư xin việc chỉn chu sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng tốt và mở ra nhiều cơ hội tiếp theo. Khi bạn xem qua thư xin việc vài lần và chắc chắn rằng tất cả các yếu tố này đều ổn, bạn có thể nói rằng tất cả đã sẵn sàng. Hãy gửi đến nhà tuyển dụng và chờ các cuộc gọi đến nhé!

Hảo Đặng / Theo: Saovadoanhnhan

Có thể bạn sẽ thích