778
Tìm lại đôi môi căng mọng bằng cách khắc phục các nguyên nhân gây khô môi mà bạn ít ngờ tới.
Bờ môi của bạn khô ráp và bong tróc đến chảy máu không chỉ vào mùa đông? Dù bạn đã cố gắng thoa thật nhiều son dưỡng nhưng môi bạn vẫn nứt nẻ đến khó chịu? Đã đến lúc tìm ra nguyên nhân gây khô môi từ những thói quen trong cuộc sống hàng ngày của bạn.
LIẾM MÔI NHƯ MỘT THÓI QUEN
Liếm môi thường xuyên được xem là một trong những nguyên nhân gây khô môi trực tiếp. Đây là thói quen mà nhiều người vẫn nghĩ là giúp môi bớt khô bởi suy nghĩ khi liếm môi, môi sẽ được làm ẩm ướt tức thì. Nhưng trên thực tế trong nước bọt của chúng ta chứa enzyme, muối vô cơ, protein, amylase (một loại men tinh bột). Mỗi loại đều đóng vai trò lớn trong quá trình tiêu hóa carbonhydrate, chất béo… có trong thực phẩm.Ảnh: Fabian Albert
Khi bạn liếm môi là bạn đã phủ một lớp hồ mỏng từ chất amylase lên bờ môi. Lúc đầu bạn sẽ cảm thấy môi mình dường như mềm hơn nhưng cùng với gió, độ ẩm thấp, nước trong dung dịch sẽ bay hơi, để lại amylase dính trên bề mặt môi. Chất này làm cho môi bị co lại, khô ráp hơn trước.UỐNG QUÁ ÍT NƯỚC
Khi uống ít nước da chúng ta sẽ khô ráp, môi cũng thế! Đặc biệt, cấu tạo của môi không chứa các tuyến tạo dầu như da, vì vậy khi thiếu nước môi có thể bị khô và trở nên nứt nẻ rất dễ dàng. Nếu bạn không uống đủ nước trong ngày, môi sẽ trở nên khô và dễ bong tróc là điều khó tránh khỏi.Ảnh: Hatch Tribe
Hơn nữa, hoạt động liên tục ngoài trời, kết hợp với gió và tiếp xúc với tia cực tím, có thể dẫn đến mất nước và khiến đôi môi nứt nẻ nhanh chóng hơn. Bạn nên tập thói quen uống 6-8 ly nước lọc mỗi ngày để cung cấp đủ nước cho cơ thể.KEM ĐÁNH RĂNG CŨNG CÓ THỂ LÀ NGUYÊN NHÂN GÂY KHÔ MÔI
Kem đánh răng là một nguyên nhân gây khô môi khá bất ngờ. Trên thực tế có nhiều loại kem đánh răng có chứa thành phần sodium lauryl sulfate. Theo nhiều nghiên cứu đây là thành phần này có thể kích ứng khiến đôi môi khô và nứt nẻ. Nếu bạn đang khó chịu với đôi môi nứt nẻ do kem đánh răng, hãy thử chuyển đổi kem đánh răng khác.Kem đánh răng có thể là một trong những nguyên nhân gây khô môi mà bạn ít ngờ tới. Ảnh: Sam Manns
KHÔNG CHỐNG NẮNG CHO MÔI
Đừng quên bảo vệ đôi môi của bạn bằng cách dưỡng môi và chống nắng cho làn môi. Hãy tìm một son dưỡng môi có thành phần chống nắng thích hợp giúp bảo vệ đôi môi bạn trước tia cực tím. Bạn cũng có thể trực tiếp thoa nhẹ một chút kem chống nắng lê môi trước khi bạn ra khỏi nhà. Giữ ẩm cho đôi môi suốt cả ngày với vaseline hoặc sáp ong cũng là cách khá tốt giúp làn môi căng mọng, nhất là trong những ngày thời tiết mùa đông và khô lạnh.Ảnh: kevin laminto
TIÊU THỤ NHIỀU VITAMIN A
Mỗi ngày bạn chỉ nên cung cấp đủ 25.000 IU vitamin A. Nếu bạn đang ăn quá nhiều thực phẩm có chứa nhiều vitamin A như gan, cà rốt, bí đỏ, khoai lang… , hoặc đang uống thuốc bổ sung vi chất quá liều có thể gây ra tình trạng khô môi.Cần xây dựng chế độ ăn uống cần bằng, không thiếu hoặc thừa chất. Ảnh: nutraingredients
DO MỘT SỐ BỆNH LÝ
Nếu đã thử mọi cách nhưng làn môi của bạn vẫn nứt nẻ, khô ráp rất có thể đó là dấu hiệu của một số bệnh lý. Với những người bị mắc phải một số bệnh như bệnh tuyến giáp, vẩy nến có thể làm môi bạn khô ráp và bóng tróc nhiều hơn bình thường. Bệnh Perleche, viêm môi góc cạnh hoặc bệnh đái tháo đường có thể dẫn tới làn da xung quanh miệng bị khô. Hãy đến bác sĩ để kiểm tra ngay!Ảnh: Harps Joseph
Theo : ELLE