Phụ nữ thời xưa đã rất quan tâm tới việc chăm sóc vùng kín để có đời sống tình dục viên mãn. Tuy vậy không phải lúc nào phương pháp làm mới cũng đúng!
Trong các tác phẩm văn học của một số tác giả thời La Mã cổ như Ovid, Samual Pepys, John Wilmot và John Baptista Porta có đề cập tới việc sử dụng nước phèn như một chất thần kỳ giúp phục hồi lại trinh tiết. Nước phèn này là một hợp chất hóa học, cụ thể là kali sulfat nhôm ngậm nước được trộn với thịt muối chua và thuốc nhuộm vải.
Họ tin rằng loại nước phèn này là một chất làm se, có thể làm co và căng da. Vì vậy nếu dùng nó cho “vùng kín” sẽ giúp thu nhỏ các mô, tạo cảm giác ảo như một người con gái còn “trong trắng” mà không cần tái tạo lại màng trinh.
Phương pháp này đến nay còn được một số khu vực trên thế giới tin dùng chỉ khác ở cách pha chế. Ở khu vực phía bắc Cameroon và một số vùng của Nigeria, người ta nghiền đá phèn (còn được gọi là “viên đá trinh tiết”) thành bột và trộn với nước, đôi khi bổ sung thêm nước chanh hoặc mật ong. Họ dùng chúng để làm sạch “vùng nhạy cảm” và tin rằng cách làm này sẽ giết chết vi khuẩn và gây co thắt âm đạo nên có thể mang lại cảm giác như gái tân.
Tuy nhiên Joseph, bác sĩ phụ khoa từng làm việc ở miền bắc Cameroon năm 2010 cho biết anh đã chữa trị cho rất nhiều phụ nữ gặp vấn đề sức khỏe có nguyên nhân liên quan tới việc sử dụng đá phèn.
“Cái gọi là viên đá trinh tiết thực tế không có tác dụng và nó ảnh hưởng tới sức khỏe phụ nữ rất lớn. Phụ nữ không nên đặt bất cứ thứ gì vào “vùng kín” vì bản thân nó đã có cơ chế tự làm sạch. Đá phèn sẽ phá hủy sự cân bằng trong âm đạo, do đó dễ nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục. Hơn nữa bột đá vẫn có độ rắn nhất định nên có thể gây viêm âm đạo. Nếu một người phụ nữ sử dụng đá phèn thường xuyên sẽ khiến âm đạo trở nên co cứng, khi sinh con sẽ bị tổn thương nghiêm trọng”, bác sĩ Joseph nói.
Nguyên tắc giữ vệ sinh “vùng kín” chị em nào cũng phải thuộc lòng
1. Mặc quần áo thoải mái, thoáng khí, tránh mặc đồ bó sát
Đặc biệt, mặc đồ lót làm từ loại vải tổng hợp để đảm bảo sự lưu thông không khí xung quanh âm đạo, thoát mồ hôi. Nếu mồ hôi không thoát được ra ngoài mà đọng lại ở “vùng kín” thì có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện mùi hôi và nhiễm trùng.
2. Thay quần áo khi bị ướt (do ngấm nước, mồ hôi…) càng sớm càng tốt
Quần áo ẩm ướt (nhất là quần áo lót) có thể tạo điều kiện cho các vi khuẩn sinh sôi và tăng khả năng nhiễm trùng, kể cả nhiễm trùng ở “vùng kín”.
Vì vậy, bạn nên tắm và mặc áo khô, sạch sẽ sau mỗi lần đi bơi hoặc tập thể dục.
3. Vệ sinh “vùng kín” hàng ngày với xà phòng chuyên dụng và nước
Loại xà phòng này không gây kích thích âm đạo nên không có nguy cơ gây viêm nhiễm như các loại hóa chất mạnh có trong các loại xà phòng kháng khuẩn khác.
Vệ sinh “vùng kín” với nước sạch sau khi dùng xà phòng chuyên dụng, sau đó lau khô bằng khăn sạch và mặc quần áo sạch.
Theo: Giadinh