Mỗi nghệ nhân trồng lan đều có những câu chuyện, mang theo cả tâm huyết và đam mê. Nghệ nhân Lưu Quang Hưởng trải lòng về những góc khuất của nghề trồng lan.
Nghệ nhân Lưu Quang Hưởng (ở giữa) bàn giao lan cho khách
Là một trong những nghệ nhân trồng lan có tiếng, anh Lưu Quang Hưởng, người được mệnh danh là “bàn tay vàng” trong giới chơi lan tại Bắc Giang, hiện anh Hưởng cũng là chủ nhân của nhà vườn quy mô lớn nhất trong khu vực, nhà vườn Nam Sông Thương (Lô E3 Khu Cn Đình Trám, Việt Yên, Bắc Giang).
Trong vòng 2 năm trở lại đây, thú chơi lan đột biến trở nên phát sốt như một hiện tượng, báo đài đưa tin từ tích cực đến tiêu cực, là một người chơi lan nhiều năm trong nghề, điều này không khỏi làm anh Hưởng suy ngẫm.
Tác phẩm bonsai ấn tượng tại nhà vườn Nam Sông Thương của nghệ nhân Lưu Quang Hưởng
“Vốn dĩ tôi là một người làm kinh doanh bên lĩnh vực công nghiệp – xây dựng, nhưng vì yêu lan nên những năm trước đã chuyển hẳn qua nghiên cứu và kinh doanh lĩnh vực sinh vật cảnh này. Là một tay ngang, tôi đã phải tự mày mò tìm hiểu, thử áp dụng và không biết bao nhiêu lần thất bại mới đi đến ngày hôm nay. Tôi hiểu những giá trị và công sức mà người trồng lan bỏ ra để có những giỏ lan đẹp. Bình thường, chăm các loại lan thông thường đã không dễ, đừng nói đến việc những giống lan đột biến…”
Một góc vườn lan đột biến của anh Hưởng
Giữa những thông tin thực hư bủa vây, người khen kẻ chê, người đồng tình, ủng hộ, kẻ lại cật lực lên án. Theo anh Hưởng, chính những ý kiến “ăn theo” như vậy đã làm lũng đoạn ngành sinh vật cảnh, đặc biệt đối với ngành lan đột biến. “Tôi không cổ súy cho bất cứ một quan điểm nào. Thế nhưng, nhìn nhận một cách công tâm mà nói. Khi chưa hiểu chuyện trong nghề, chưa ăn sương nằm lán, chưa thấm trải qua những thất bại đến mức trắng tay, thì không nên đưa ra bất cứ một khẳng định nào.” _ anh Lưu Quang Hưởng trình bày quan điểm khi có ý kiến cho rằng ngành lan đột biến đang bị thổi phồng và giả tạo nên bong bóng thị trường.
Vườn lan của anh Hưởng được trang bị kiên cố, hiện đại
Tại nhà vườn Nam Sông Thương, nơi hàng ngày nghệ nhân Lưu Quang Hưởng tiếp hàng trăm khách hàng viếng thăm và mua các giống lan đột biến của mình, anh luôn đề cao chữ Tín, lấy uy tín cá nhân và thương hiệu để làm nền tảng cơ sở đến khách hàng. Anh Hưởng kể những người đến với lan, với bonsai đều xuất phát từ tình yêu, niềm đam mê và sở thích, cho dù mục đích của họ có là kinh doanh đi chăng nữa, thì tình yêu với lan, với cây kiểng là có thật.
Giá trị của lan đột biến lên đến hàng tỷ đồng có thể đối với người ngoài là điều không tưởng, là vô lý và bịa đặt, nhưng trong mắt kẻ có tình, có ý với lan, điều này hết sức bình thường “vì chúng tôi hiểu được giá trị của từng cành lan đột biến, hiểu được vẻ đẹp và ý nghĩa mà nó mang lại. Đôi khi những điều này trong cuộc sống thường ngày không thể cân đo đong đếm được. Vì nếu đã có thể khuôn mẫu như thế thì làm gì có cái được gọi là tình yêu.”-nghệ nhân Lưu Quang Hưởng bộc bạch.
Anh Hưởng bàn giao lan cho khách mua lan
Hiện tại, nhà vườn Nam Sông Thương của nghệ nhân Lưu Quang Hưởng có hàng trăm giống lan đột biến quý hiếm khác nhau, đây là nơi gặp gỡ và giao lưu của những người yêu lan và đam mê với lan trên khắp cả nước.
Việc kinh doanh lan đột biến mát tay cũng đã mang về cho anh một nguồn thu nhập ổn định. Giúp anh có thể tiếp tục kiên trì theo đuổi đam mê của mình.
Quý độc giả mến mộ nghệ nhân Lưu Quang Hưởng có thể kết bạn với anh tại: https://www.facebook.com/huong.thep.7/ |
Theo SaovaDN