Bạn có thể làm tới 16 tiếng đồng hồ một ngày nhưng chưa chắc hiệu quả công việc đã như bạn mong đợi. Đó là một dấu hiệu cảnh báo bạn đang sử dụng thời gian và công sức của mình không hiệu quả.
Dĩ nhiên bạn cần chăm chỉ mới có thể đạt tới thành công nhưng nếu bạn không biết sắp xếp thời gian và đề cao tính hiệu quả, những gì bạn làm sẽ chỉ là phí thời gian.
2. Đừng để tâm tới những chuyện cỏn con
Chuyện tới lượt ai phải đi đổ rác, ai đã làm hỏng món bánh, ai phải làm việc nhà… có quan trọng không? Bạn có thể chiến thắng trong một trận đấu nhưng lại để thua cả một cuộc đấu. Đừng phí sức vào những chuyện không đâu.
3. Chấp nhận sự thật không ai là hoàn hảo
Đây là sự thật của mọi sự thật. Bất kể người mà bạn tôn sùng có vĩ đại có tuyệt vời tới đâu, rốt cuộc họ vẫn là con người. Và đã là người thì ai cũng có thiếu sót dù ít dù nhiều, ở mặt nọ mặt kia.
4. Đừng quá tự tin mà coi nhẹ việc chăm sóc sức khỏe
Ăn kiêng, tập yoga, tập gym hay tập theo chương trình đặc biệt thiết kế riêng cho bạn. Mỗi loại hình tập luyện lại có những ưu nhược điểm riêng, hãy lựa chọn hoặc kết hợp theo cách phù hợp nhất với bạn.
Khi còn trẻ có thể bạn rất tự tin với sức trai tráng và không màng đến việc chăm sóc sức khỏe. Điều đó sẽ khiến bạn hối hận khi bước vào tuổi trung niên. Rèn luyện và chăm sóc sức khỏe là điều bạn phải chú ý trong mọi giai đoạn của cuộc đời.
6. Bạn là “trung bình” của 5 người mà bạn dành thời gian nhiều nhất cho họ
Nghe có vẻ hơi “sến” nhưng sự thật là vậy. Nếu bạn thật sự muốn thay đổi chính mình, bạn cần phải thay đổi những người bạn hay giao du nhất. Hãy dành thời gian cho những người ủng hộ và tin tưởng vào những điều tốt đẹp ở bạn.
7. Thái độ của bạn là chìa khóa tới hạnh phúc
Cách bạn nhìn nhận và phản ứng trước mọi sự việc diễn ra trong cuộc sống có tác động vô cùng to lớn tới sự viên mãn của cuộc đời mình. Hãy biết ơn và trân trọng tri ân mọi thứ mà bạn có bởi ở ngoài kia luôn có những người thèm khát được như bạn.
8. Đừng so sánh bản thân mình và cũng đừng cố để trở thành người khác
9. Bạn chịu trách nhiệm về cuộc sống của chính mình
Mọi viễn cảnh, mọi ý tưởng bạn mong ước đều có thể trở thành hiện thực, miễn là bạn cam kết và nỗ lực hành động bằng mọi cách. Bạn không thể chỉ tưởng tượng và đợi một bà tiên xuất hiện biến mọi thứ thành sự thực.
10. Cân bằng đời sống tâm linh và vật chất
Có thể bạn đã biết cách chăm sóc sức khỏe tinh thần bản thân, tận hưởng cuộc sống, nghỉ ngơi, thư giãn, du lịch khám phá… Tuy nhiên, có một ‘vùng đất’ cần tìm hiểu khám phá nhất, đó chính là tâm thức, là trí tuệ giác ngộ sẵn có, Đạo Phật gọi đó là Phật tính. Quay về để trưởng dưỡng trí tuệ, tình yêu thương vốn sẵn đủ nơi tự thân chính là chăm sóc cho đời sống tâm linh của mình. Đời người ngắn ngủi vô thường, vì vậy, khi đã đi nửa cuộc đời mà không trưởng dưỡng tâm linh thì quả là điều đáng tiếc. Bạn có thể làm được điều đó thông qua việc lắng nghe Phật pháp hay lời dạy từ những bậc chân sư, suy ngẫm, thiền định và đưa giáo pháp vào thực hành.
Theo: Phunugiadinh