Người dân ở mỗi nước có cách đón năm mới khác nhau từ những lễ hội đường phố ở Peru, Hungary, Nam Phi cho đến ngủ ngoài nghĩa trang như tại Chile.
Theo tờ Hindustan Times, trong khi phần lớn thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Anh, Australia… đón năm mới bằng những màn trình diễn pháo hoa rực rỡ thì người dân Ấn Độ lại ăn mừng năm mới với gia đình và bạn bè bằng cách quây quần bên nhau trong những buổi họp mặt ấm cúng.
Như mọi năm, Quảng trường Thời đại, New York (Mỹ) tiếp tục là địa điểm đón năm mới được cả thế giới quan tâm với màn thả cầu pha lê nặng đến hơn 5,3 tấn, kết hợp với đó là màn trình diễn pháo hoa vào đúng thời khắc giao thừa.
Rotterdam (Hà Lan) được cho là một trong những thành phố đầu tiên trên thế giới bắt đầu đón năm mới, còn tại Amsterdam sẽ diễn ra màn trình diễn ánh sáng như mọi năm.
Vì màu trắng có ý nghĩa mang lại may mắn trong năm mới, người dân Rio De Janerio ở Brazil sẽ diện những trang phục màu trắng, uống champagne với nền nhạc samba đón giao thừa trên bãi biển Copacabana. Tất nhiên không thể thiếu màn trình diễn pháo hoa rực rỡ trên bãi biển.
Truyền thống đón năm mới ở Peru có phần hơi kỳ lạ khi người dân tổ chức cuộc ẩu đả ngay trên đường phố như một cách kết thúc những điều không thuận lợi trong năm cũ và đón năm mới.
Ở Đan Mạch, bát đĩa cũ sẽ được giữ cho đến ngày cuối năm và sẽ được ném trước cửa nhà người thân hoặc bạn bè vào thời khắc giao thừa như một dấu hiệu tốt, mọi người cũng sẽ trèo lên ghế và nhảy múa theo đúng nghĩa vào nửa đêm, một nghi thức để mang lại may mắn và xua đuổi tà ma.
Một truyền thống năm mới khác ở Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan và các nước Bắc Âu khác là Nữ hoàng Na Uy mời các vị khách hoàng gia từ khắp nơi trên thế giới tham gia chuẩn bị món tráng miệng Bắc Âu có tên là ‘kransekage’, một loại bánh nhiều lớp và thường được trang trí bằng cờ và các vật trang trí khác.
Tại Tây Ban Nha, truyền thống đón năm mới của nước này là ăn 12 quả nho vào lúc nửa đêm để biểu thị sự may mắn đạt được trong 12 tháng tiếp theo của năm. Nghi thức này như một mẹo giúp mọi người có sức khỏe tốt trong thời gian còn lại của năm.
Mặt khác, tại Tokyo (Nhật Bản), có một nghi lễ rung chuông tại các đền thờ được tổ chức trên khắp đất nước. Những chiếc chuông được rung 108 lần để tượng trưng cho việc tẩy sạch 108 ham muốn và lo lắng và một khởi đầu mới cho năm mới.
Truyền thống năm mới của Sydney ở Australia không có gì đặc biệt với màn trình diễn pháo hoa gần Nhà hát Opera Sydney và cầu cảng.
Ở Edinburgh của Scotland, người dân đón năm mới với những điệu nhảy cuồng nhiệt trên đường phố, màn bắn pháo hoa hoành tráng vào lúc nửa đêm, các buổi hòa nhạc, bữa tiệc đường phố hoành tráng bên ngoài Lâu đài Edinburgh với cuộc diễu hành với đuốc đánh dấu sự bắt đầu của lễ mừng năm mới.
Còn người dân Hungary tin rằng Bánh xe Thời gian nổi tiếng hay đồng hồ cát quốc gia ngừng hoạt động vào năm mới vì nó hết cát một cách bí ẩn vào mỗi đêm Giao thừa. Do đó, người Hungary đã cùng nhau quay đồng hồ cát 180 độ để cát có thể chảy tiếp tục và nó một lần nữa bắt đầu hoạt động vào dịp năm mới, khiến mọi người tin rằng việc duy trì truyền thống này trong nhiều năm qua đã mang lại cho họ sự bình yên và thịnh vượng.
Người dân Mexico đánh dấu năm mới với truyền thống các gia đình cùng nhau trang trí lại ngôi nhà của họ bằng những màu sắc hoàn toàn mới tượng trưng cho hy vọng và mong muốn rằng năm mới sẽ mang lại cho họ.
Ở London (Anh) sẽ diễn ra các cuộc diễu hành trên đường phố bao gồm một đám rước gần Big Ben và các bữa tiệc lễ hội và pháo hoa lúc nửa đêm bên sông Thames.
Lễ đón năm mới tại thành phố Cape Town của Nam Phi sẽ kéo dài đến ba ngày, với các sự kiện biểu diễn âm nhạc, trình diễn ánh sáng và các món ăn tuyệt vời từ hơn 80 nhà hàng và xe bán đồ ăn xếp hàng tại bến cảng Victoria và Alfred nổi tiếng.
Trong khi ở Ireland, người ta tin rằng bạn có thể ném đi những điều may mắn, vì vậy, vào đêm giao thừa, người Ireland đập bánh mì vào tường nhà để xua đuổi tà ma và những điều xui xẻo.
Những cách đón năm mới kể trên sẽ không là gì so với phong tục đón năm mới kỳ lạ của Chile, các gia đình qua đêm cùng với những người thân yêu đã khuất bằng cách ngủ lại tại nghĩa trang. Người ta tin rằng nó sẽ mang lại sự bình yên cho tâm hồn và truyền thống tương đối mới này bắt đầu khi một gia đình nhảy qua hàng rào nghĩa trang để đến mộ người cha đã khuất của họ và đón giao thừa cùng ông.
Theo: vtc