856
Thông thường những người bị huyết áp cao và lượng đường trong máu cao có nhiều khả năng mắc bệnh thận. Lượng đường trong máu không được kiểm soát làm hỏng các đơn vị lọc nhỏ của thận, cuối cùng dẫn đến suy thận.
Mặt khác, thận và hệ thống tuần hoàn hoạt động song song với sức khỏe tổng thể. Mức huyết áp cao làm hỏng các mạch máu, ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho các đơn vị thận chịu trách nhiệm lọc máu. Điều này có thể gây suy thận.
Tuy nhiên, một vài thay đổi trong lối sống như tránh uống rượu và hút thuốc, hạn chế lượng muối trong chế độ ăn uống… có thể bảo vệ được quả thận của bạn, theo The Health Site.
1. Uống đủ nước
Nước làm loãng nồng độ chất thải trong nước tiểu và giúp thận hoạt động tốt hơn.
Các chuyên gia khuyên nên uống khoảng 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày. Trong trường hợp bị mất nước do thời tiết nóng hoặc tập thể dục làm đổ mồ hôi nhiều và mất nước, cần uống nhiều nước hơn.
2. Giữ cho cơ thể khỏe mạnh và năng động
Giữ cơ thể khỏe mạnh giúp làm giảm huyết áp, từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính. Hãy năng động tham gia các hoạt động thể chất như đi bộ, chạy, đạp xe.
3. Kiểm tra bệnh tiểu đường
Thường xuyên kiểm soát lượng đường trong máu
Khoảng 50% người bệnh tiểu đường dẫn đến tổn thương thận.
Vì vậy, cần thường xuyên kiểm tra chức năng thận nếu đang bị tiểu đường. Nếu được phát hiện sớm, có thể làm hạn chế hoặc ngăn chặn tổn thương thận do tiểu đường.
Trong trường hợp bạn là bệnh nhân tiểu đường, bạn dễ mắc bệnh võng mạc và bạn nên kiểm tra võng mạc hằng năm.
4. Không tự ý uống thuốc
Nói không với thuốc không kê đơn. Những loại thuốc này chỉ được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp khi thận ở trạng thái khỏe mạnh. Nếu bị đau mạn tính như viêm khớp hoặc đau lưng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống thuốc.
5. Ăn uống lành mạnh, giảm lượng muối
Ăn uống lành mạnh và giữ trọng lượng cơ thể hợp lý nhằm giúp ngăn ngừa tiểu đường, bệnh tim và bệnh thận mạn tính.
Giảm lượng muối ăn hằng ngày. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ khuyến nghị lương natri tiêu thụ hằng ngày là dưới 2.300 mg.
Để giảm bớt lượng muối ăn vào, cần hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn, nên tự nấu ăn với các nguyên liệu tươi sống.
6. Theo dõi huyết áp
Huyết áp cao cũng là 1 trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tổn thương thận. Huyết áp cao dễ gây tổn thương thận, đặc biệt khi đi kèm với các bệnh khác như tiểu đường, mỡ máu cao và bệnh tim mạch.
7. Nói không với rượu
Tránh uống rượu và hút thuốc. Hút thuốc và uống rượu có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu và khi thận không nhận đủ máu, sẽ làm suy yếu khả năng hoạt động bình thường của nó.
Theo: TNO