Nhiều người nghĩ thực phẩm mua về, sau khi rã đông cần phải chế biến nhanh ở nhiệt độ cao mới giữ được dưỡng chất trong thực phẩm. Đó là một trong những trường hơp thực phẩm có thể biến thành chất độc khi chế biến nhiều người không biết.
Trên thực tế, nhiều người thường chỉ chú trọng việc bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh, rã đông cần phải làm sao cho đảm bảo dinh dưỡng mà ít chú ý đến nhiệt độ chế biến thực phẩm sao cho phù hợp. Nhiều người nghĩ thực phẩm mua về, sau khi rã đông cần phải chế biến nhanh ở nhiệt độ cao mới giữ được dưỡng chất trong thực phẩm.
Theo PGS.TS Trương Bạch Mai (Viện Dinh dưỡng quốc gia), cùng với việc lựa chọn thực phẩm, bảo quản, thực hiện rã đông thực phẩm đúng thì việc chế biến thức ăn cũng quan trọng không kém để quyết định khả năng giữ được các chất dinh dưỡng của thực phẩm đến đâu. Cách chế biến phù hợp sẽ làm giảm tối thiểu lượng các chất dinh dưỡng bị hao hụt của thực phẩm, hạn chế thực phẩm có thể biến thành chất độc.
Trong số các cách chế biến món ăn, cách ăn tươi sống hoặc hấp vẫn được cho là tốt hơn cả vì giữ được nhiều chất dinh dưỡng của thực phẩm, trong khi cách chế biến theo kiểu luộc/hầm, nướng/rang, rán/chiên mất chất dinh dưỡng hơn.
Ảnh minh họa
Một số cách nấu thức ăn và bảo quản thực phẩm có thể sẽ tạo ra chất gây ung thư – acrylamide. Trong đó, thói quen nhiều người vẫn làm là thực phẩm sau khi rã đông sẽ chế biến nhanh ở nhiệt độ cao để thực phẩm giữ được dưỡng chất. Nhưng việc nấu ở nhiệt độ cao nhiều người không để ý đó lại dễ sinh ra độc chất. Dùng lửa quá lâu để chiên rán, hầm ninh quá kỹ đều không tốt làm thực thẩm biến chất, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Hợp chất acrylamide được tạo ra một cách tự nhiên khi thức ăn giàu carbonhydrate, tinh bột được chiên, rán, nướng ở nhiệt độ cao (từ 170 – 180 độ C). Các loại thực phẩm giàu carbohydrate, ít protein như khoai tây, bánh mì,… Ở nhiệt độ cao, đặc biệt trong môi trường không có nước các thành phần của tinh bột bị biến đổi khó tiêu hóa.
Theo các chuyên gia Viện Dinh dưỡng, để đảm bảo an toàn sức khỏe, mọi người cần lưu ý tất cả nhóm thực phẩm tươi, sống khi mua về hay sau khi bỏ từ tủ lạnh bảo quản ra rã đông xong cần phải được nấu ngay, ăn ngay sau khi sơ chế. Bên cạnh đó chú ý với mỗi loại thực phẩm lựa chọn cách chế biến, nhiệt độ phù hợp.
Một số trường hợp thực phẩm có thể biến thành chất độc, không còn chất dinh dưỡng:
+ Nướng, rán ở nhiệt độ cao
Các loại thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, sữa… khi nướng, rán ở nhiệt độ cao quá lâu, giá trị dinh dưỡng của protein giảm đi vì chúng tạo thành các liên kết khó tiêu. Thực phẩm trong dầu mỡ bốc khói có thể lên đến trên 200 độ C, khi nướng trên bếp than nhiệt độ có thể lên đến trên 300 độ C. Sau khi rã đông, mua về cần phải sử dụng nhiệt độ trên 70oC, tốt nhất là 100oC để nấu chín, diệt khuẩn.
+ Dùng dầu mỡ đã qua chiên rán ở nhiệt độ cao
Các axit béo không no sẽ bị oxi hóa khi đun lâu ở nhiệt độ cao làm mất đi tác dụng dinh dưỡng. Mặt khác, các liên kết kép trong cấu trúc của các axit béo cũng bị bẻ gãy tạo thành các sản phẩm trung gian như peroxit aldehyt, aldehyt gây hại với cơ thể.
+ Đun quá nâu
Các vitamin thường bị tác động bởi nhiệt còn các khoáng chất không bị tác động bởi nhiệt. Một số nghiên cứu cho thấy lượng vitamin vitamin C mất 50%; vitamin B1 mất 30%; caroten mất 20% do quá trình nấu nướng. Cần chú ý giới hạn thời gian, nhiệt độ vừa phải.
Các chất khoáng như canxi, phospho, kali, magiê… trong quá trình nấu có các biến đổi về số lượng do chúng hòa tan vào nước nên khi ăn cần ăn cả cái lẫn nước mới tốt cho sức khỏe.
Theo: Giadinh