Trang chủ ĐỜI SỐNGDu lịch Chiến lược phát triển du lịch Nhật Bản

Chiến lược phát triển du lịch Nhật Bản

bởi admin
Với mục tiêu hút khách du lịch quốc tế đến Nhật Bản đạt 40 triệu người năm 2020, 60 triệu người năm 2030; Chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến Nhật Bản đạt 8.000 tỷ Yên năm 2020, 15.000 tỷ Yên năm 2030; Số đêm khách quốc tế nghỉ ngoài 3 khu đô thị chính đạt 70 triệu đêm/2020 và 130 triệu đêm/2030; Lượng khách du lịch quốc tế quay lại Nhật đạt 24 triệu năm 2020 và 36 triệu năm 2030; Chi tiêu của khách du lịch nội địa cho du lịch đạt 21.000 tỷ Yên năm 2020 và 22.000 tỷ Yên năm 2030.
Nhật Bản đã đưa ra Chiến lược phát triển đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 như sau:
Chiến lược phát triển du lịch Nhật Bản - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: mlit.go.jp

TẦM NHÌN 1:

Tối đa hóa sự hấp dẫn của các tài nguyên du lịch để đưa du lịch thành nền tảng cho sự khôi phục cấp vùng.

Cho phép sử dụng những khu di sản công cộng

+ Người dân sẽ được quyền tiếp cận những khu di sản công, những nơi mang nhiều truyền thống lịch sử.

+ Các khu công nghiệp và cơ sở hạ tầng khác sẽ được sử dụng tốt hơn cho du lịch nhằm góp phần phát triển cấp vùng.

+ Một hệ thống giúp các công ty du lịch tư nhân dễ dàng sắp xếp các tour du lịch trọn gói sẽ được giới thiệu trên cơ sở thử nghiệm.

+ Những trang web giới thiệu những tour sẽ được cải thiện.

Cho phép sử dụng các cơ sở văn hoá với vai trò như tài nguyên du lịch.

+ Trọng tâm chính sách di sản sẽ được điều chỉnh theo hướng cho phép nhiều hơn việc sử dụng và thể hiện tốt hơn các địa điểm di sản như từ “chỉ tập trung vào công tác bảo tồn” sang khuyến khích khách du lịch tìm hiểu nhiều hơn về điểm di sản.

+ Chương trình Chiến lược thúc đẩy Sử dụng và Đánh giá các Tài sản Văn hoá năm 2020 (tên dự kiến) sẽ được xây dựng. Khoảng 200 trung tâm du lịch, bao gồm các di sản Nhật Bản sẽ được triển khai. Khoảng 1,000 dự án sẽ được thực hiện vào năm 2020, bao gồm việc liên kết các di sản cá nhân và cung cấp thông tin mô tả đa ngôn ngữ cho các tài sản văn hoá.

+ Phạm vi hoạt động của Cơ quan Văn hoá cũng sẽ được mở rộng để đáp ứng nhu cầu chính sách mới của quản trị văn hoá.

Xây dựng thương hiệu công viên quốc gia ở Nhật Bản.

+ Các công viên quốc gia ở Nhật Bản sẽ được cải thiện để trở thành ví dụ toàn cầu.

+ Một phần của Dự án Thưởng thức Công viên Quốc gia 2020 (tên dự kiến) sẽ được xây dựng để phục vụ cho 5 công viên quốc gia. Những nỗ lực bao gồm:

+ Việc thể hiện những nơi tham quan tự nhiên sẽ được hỗ trợ.

+ Không gian lưu trú gây thiện cảm tại các điểm đến du lịch.

+ Tăng cường cung cấp thông tin ở nước ngoài.

+ Củng cố các chiến lược tiếp thị.

+ Khuyển khích các Cơ quan của tỉnh cải thiện các công viên gần được danh hiệu Công viên quốc gia.

Tăng cường tính hấp dẫn của các khu vực di sản thông qua sự cân bằng cách tiếp cận bảo tồn và thể hiện các tài nguyên danh lam thắng cảnh.

+ Đến năm 2020, “kế hoạch danh lam” cho những điểm du lịch thế mạnh sẽ được xây dựng.

+ Kết hợp mối quan hệ công và tư.

+ Xây dựng hành trình tour thành phố.

+ Hướng dẫn du lịch và dịch vụ Internet sẽ được cải thiện.

+ Xây dựng và phát triển nhà ở nông trại, nhà ở trên núi và những làng đánh cá ban ngày để du khách có thể cảm nhận được thiên nhiên Nhật Bản.

+ Tăng chi tiêu du lịch tại các đường phố mua sắm địa phương và tiêu thụ các sản phẩm thủ công truyển thống.

+ Tạo ra các tuyến du lịch diện rộng đẳng cấp thế giới.

Chiến lược phát triển du lịch Nhật Bản - Ảnh 2.

Ảnh minh họa. Nguồn: mlit.go.jp

TẦM NHÌN 2:

Thúc đẩy đổi mới trong ngành du lịch để tăng sức cạnh tranh quốc tế và phát triển ngành thành một trong những ngành công nghiệp cốt lõi.

Rà soát các quy định và quy tắc để ngành du lịch đạt hiệu quả cao hơn.

+ Giấy phép hướng dẫn, xây dựng tour, nhà nghỉ, đại lý du lịch sẽ được cải thiện để trở thành một hệ thống chào đón số lượng khách du lịch ngày càng gia tăng đến Nhật Bản cũng như đảm bảo tính an toàn và cạnh tranh quốc tế.

+ Có trách nhiệm với các dịch vụ nhà nghỉ tư nhân đối với khách du lịch nước ngoài.

Cải thiện nguồn nhân lực trong ngành quản lý du lịch.

+ Thiết lập chương trình đào tạo cấp quản lý vào năm 2020.

+ Tăng cường phát triển nguồn nhân lực cho các vị trí quan trọng bằng cách cải thiện chương trình của khoa du lịch ở cấp đại học.

+ Phát triển nguồn nhân lực tại các tổ chức giáo dục đại học mới để cung cấp giáo dục nghề nghiệp thực tế.

+ Tăng cường phát triển nguồn nhân lực bằng cách sử dụng các trường dạy nghề địa phương chuyên về du lịch.

+ Loại bỏ nhanh chóng tình trạng thiếu chỗ ở và cung cấp chỗ ở đa dạng hơn.

+ Tạo và phát triển DMO (quản lý điểm đến du lịch/ tổ chức tiếp thị) đẳng cấp thế giới.

+ Xây dựng các quỹ Tái sinh/Phục hồi khu vực Du lịch có khả năng kích hoạt dòng tiền của khu vực tư nhân.

+ Xem xét việc đảm bảo các nguồn tài trợ dựa trên nguyên tắc người thụ hưởng phải trả tiền, để đảm bảo nguồn vốn Chính phủ bổ sung dành cho các biện pháp chính sách du lịch.

+ Nâng cao tiếp thị du lịch đến Nhật Bản.

+ Hướng ưu tiên đến thị trường châu Âu, Mỹ, Úc.

+ Xây dựng hình ảnh Nhật Bản bằng cách sử dụng các cơ quan truyền thông toàn cầu và thành lập ban cố vấn bao gồm các trí thức Nhật Bản.

+ Sản xuất video trải nghiệm của các du khách đã đến Nhật Bản.

+ Tăng cường tính phổ biến tài sản du lịch Nhật Bản ở nước ngoài.

+ Khởi động hội nghị cho các cơ quan Chính phủ có liên quan để xây dựng hỗ trợ ở cấp Chính phủ thúc đẩy MICE.

Chiến lược nới lỏng các yêu cầu thị thực.

+ Nới lỏng các yêu cầu thị thực phù hợp với nỗ lực nâng cao nhận thức về Nhật Bản ở nước ngoài, bao gồm quốc gia cần thị thực nhập cảnh (Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Ấn Độ và Nga).

Tăng cường học bổng đến Nhật Bản.

Cải thiện du lịch giáo dục.

Tăng cường các chuyến đi du lịch từ những người trẻ.

Chiến lược phát triển du lịch Nhật Bản - Ảnh 3.

Ảnh minh họa. Nguồn: mlit.go.jp

TẦM NHÌN 3:

Đảm bảo tất cả du khách tận hưởng trải nghiệm tham quan thoả mãn, thoải mái và không căng thẳng.

Cổng nhập cảnh sẽ được sử dụng công nghệ tiên tiến nhất.

+ Biocarts được sử dụng để có thông tin nhận dạng cá nhân của du khách nước ngoài khi họ xếp hàng ở khu vực thủ tục ra vào.

+ Giới thiệu cổng tự động cho du khách “đáng tin cậy”.

+ Xúc tiến tích hợp phục hồi thị trấn và du lịch đường phố thông qua hoạt động xây dựng cộng đồng khu vực tư nhân.

+ Hướng tới hiện thực hoá một môi trường không tiền mặt.

+ Cải thiện viễn thông để mọi người có thể di chuyển độc lập.

+ Thúc đẩy phổ biến thông tin đa ngôn ngữ.

+ Cải thiện hệ thống nhận bệnh nhân nước ngoài (bao gồm cả cấp cứu) tại các cơ sở y tế.

+ Cải thiện môi trường an ninh đảm bảo du khách nước ngoài có thể trải nghiệm an ninh công cộng cấp cao.

+ Hoàn thành hành lang phát triển kinh tế khu vực.

+ Tăng cường chức năng của các sân bay địa phương như là cửa ngõ đến thế giới và xúc tiến dịch vụ vận chuyển giá rẻ (LCC).

+ Để biến các vùng biển ở Đông Bắc Á thành thị trường du thuyền nổi tiếng thế giới Nhật Bản cần biến các khu vực vịnh thành điểm đến phổ biến cho cả khách du lịch bình dân lẫn sang trọng và tăng số lượng khách đi tàu lên 5 triệu vào năm 2020.

Đổi mới trong giao thông công cộng

+ Cho phép đăng ký giữ chỗ cho phương tiện công cộng trên mạng.

+ Giới thiệu hệ thống tìm kiếm lộ trình bao gồm cả hệ thống phương tiện công cộng vào năm 2020.

+ Tăng số lượng trạm.

+ Thành lập văn phòng hành lý cho khách du lịch tại các trung tâm vận tải nội địa vào năm 2020.

+ Để tiếp tục cải thiện ngành du lịch trong nước cần tăng tỷ lệ ngày nghỉ được trả lương hàng năm lên 70% vào năm 2020 và cho phép các kỳ nghỉ so le.

+ Xúc tiến các hoạt động thiết kế toàn diện cho Olympic 2020 và Paralympic.

Tầm nhìn Du lịch đã đề xuất 3 tầm nhìn làm trụ cột chính trong chiến lược của Nhật Bản. Tất cả các cấp chính quyền, các bộ, và các khu vực công và công ty sẽ làm việc cùng nhau để Nhật Bản trở thành điểm đến đẳng cấp thế giới.

Theo: Toquoc

Có thể bạn sẽ thích