Các siêu thị có nhiều mánh khóe thông minh khiến khách hàng thường xuyên mua nhiều hơn số lượng họ thực sự cần.
Khi bạn vừa bước chân vào siêu thị, đó là thời điểm mà hứng thú mua sắm ở mức cao nhất. Dường như các khách hàng sẵn sàng chi tiền mua đồ và cũng dễ dàng bị cám dỗ hơn cả.
Đó là lý do mà nhiều siêu thị thường xếp các mặt hàng có lợi nhuận cao ở ngay lối vào, nơi mà chúng ta sẽ nhìn lập tức thấy khi đặt bước chân đầu tiên đến siêu thị.
Ăn thử
Trong đi siêu thị, bạn thường các quầy hàng sẽ cho khách đi qua ăn thử sản phẩm của họ như các món ăn nhẹ. Chắc chắn rằng, ai cũng nghĩ rằng cách ăn thử này là để giúp khách hàng được trải nghiệm trước sản phẩm, nếu cảm thấy thích thì mới bỏ tiền tiền ra mua. Nhưng bạn sai lần rồi, đây là mánh khóe cả đấy.
Đây được xem là một cái bẫy tâm lý, nhằm tạo cảm giác “mang ơn”. Thông thường, khi được một ai đó tặng quà, bạn sẽ có tâm lý tặng ngược lại quà cho người đó và trường hợp này cũng vậy. Sau khi ăn thử, khách hàng thường sẽ có cảm giác bỏ tiền ra mua hơn.
Nghệ thuật đặt giá
Có bao giờ bạn thắc mắc vì sao các nhãn hàng để sản phẩm của họ khá là lẻ không. Chẳng hạn như “99,99 đô” thay vì “100 đô”, “1,499 triệu” thay vì “1,5 triệu”?
Đây cũng là một mánh khóe tâm lý. Các thống kê chỉ ra rằng việc đặt giá như vậy sẽ khiến người tiêu dùng có cảm giác sản phẩm rẻ hơn (dù thực ra nếu nghĩ thêm 1s thì ai cũng nhận ra sự thật đằng sau). Nhưng không chỉ vậy, các số không được làm tròn còn khiến khách hàng cảm thấy thu hút hơn và dễ bỏ tiền ra hơn.
Thay đổi màu sản phẩm để bán giá cao hơn
Sản phẩm có tem màu hồng (hoặc bản thân sản phẩm màu hồng) thường có xu hướng dành cho nữ và định giá cao hơn sản phẩm tương tự dành cho nam, dù cả hai giống hệt nhau về đặc điểm và tính năng (ví dụ dao cạo). Theo một số nghiên cứu, các sản phẩm dành cho nữ có giá cao hơn cho nam trung bình 7%.
Xếp thực phẩm theo dạng “cặp đôi hoàn hảo”
Khoai tây chiên chấm sốt cà chua là một sự kết hợp hoàn hảo, mang lại sự trải nghiệm tuyệt vời cho người thưởng thức. Chính vì thế, nhiều siêu thị luôn xếp khoai tây chiên cạnh các lọ nước sốt, dù cho 2 mặt hàng này khác phân loại.
Khi mua khoai tây chiên, bạn cũng sẽ muốn mua nước sốt. Ngay cả khi khách hàng không có ý định đó từ đầu thì khả năng cao vẫn thay đổi khi thấy 2 loại được xếp cạnh nhau.
Tạo ra một “kẻ thù chung”
“Kẻ thù của kẻ thù là bạn” – câu nói này tưởng chỉ áp dụng cho thời chiến, mà không ngờ các nhãn hàng cũng áp dụng chúng rất thuần thục.
Điều cơ bản ở đây là như sau: các nhân viên marketing sẽ tìm ra một “kẻ thù chung” giữa họ và người tiêu dùng, để rồi khách hàng sẽ chọn sản phẩm của họ vì “nó tốt hơn”. Ví dụ điển hình là các sản phẩm được gán mác “ít năng lượng” – low calories. Chúng thực chất vẫn có đường, thậm chí là nhiều đường, nhưng như nào lại ít hơn sản phẩm khác (có khi do chính hãng ấy sản xuất).
Thẻ thành viên được sử dụng để theo dõi bạn
Nếu bạn có thẻ thành viên của một cửa hàng, bạn cảm thấy mình là một khách hàng đặc biệt. Dù những thẻ này có thể giúp bạn mua hàng rẻ hơn hay tích điểm thưởng nhưng mục đích chính của chúng là thu thập thông tin về giao dịch mua hàng của bạn.
Khi bạn làm thẻ thành viên, bạn phải cung cấp tên, tuổi, thông tin liên hệ của bạn… Thông tin cá nhân của bạn được siêu thị, cửa hàng sử dụng hợp pháp để tìm hiểu về bạn nhiều hơn bạn có thể tưởng tượng, từ đó có cách thức tiếp thị phù hợp với bạn.
Theo: Giadinh