Trang chủ DOANH NHÂN Sau sự ra đi của Alessandro Michele, Marco Bizzarri cũng rời ghế lãnh đạo Gucci

Sau sự ra đi của Alessandro Michele, Marco Bizzarri cũng rời ghế lãnh đạo Gucci

bởi admin

Gucci đang có sự biến chuyển mạnh mẽ trong lúc tái cơ cấu thương hiệu. Mới đây, Marco Bizzarri được thông báo sẽ rời vị trí Giám đốc điều hành Gucci. Marco Bizzarri và Alessandro Michele từng được ca ngợi như bộ đôi ăn ý trong việc xây dựng nên những năm tháng vàng son của nhà mốt Ý. 

Marco Bizzarri, Giám đốc điều hành của Gucci, có thể rời thương hiệu vào tháng 9, theo một thông báo của Kering. Sự ra đi của Bizzarri nằm trong quá trình tái tổ chức lại cơ cấu quản lý của Kering, báo hiệu một sự thay đổi quan trọng của thương hiệu thời trang có tầm ảnh hưởng nhất thế giới. Gucci hiện tại đã chào đón vị giám đốc sáng tạo mới, Sabato De Sarno và hiện đang nỗ lực viết nên một chương mới trong lịch sử của mình.

Mới đây, Marco Bizzarri được thông báo sẽ rời vị trí Giám đốc điều hành Gucci.

Dù vậy, dưới sự lãnh đạo của Marco Bizzarri, Gucci đã có bước chuyển mình phi thường, trở thành gã khổng lồ trong ngành thời trang như chúng ta đã biết hiện tại. Cùng với những thiết kế mang đậm chủ nghĩa chiết trung của vị Giám đốc sáng tạo Alessandro Michele, thương hiệu đã tăng trưởng theo cấp số nhân, với doanh số bán hàng tăng gấp ba lần kể từ năm 2015 và đạt doanh thu ấn tượng 9,73 tỷ euro vào năm ngoái. “Tầm nhìn chiến lược của Bizzarri và các thiết kế của Michele đã đưa Gucci lên một tầm cao mới – cho đến khi một thứ gì đó trong công thức ngừng hoạt động và sau đại dịch, doanh số bán hàng của thương hiệu bắt đầu khập khiễng” – theo tờ Nss Mag nhận xét.

Những thách thức chính hiện nay của Gucci là gì?

Trong những năm kể từ sau đại dịch, Gucci đã phải đối mặt với tốc độ tăng trưởng chậm chạp hơn so với các đối thủ cạnh tranh, tạo ra nhiều áp lực hơn để duy trì hiệu suất phi thường như trước thời Covid. Sự ra đi của Michele và sự phụ thuộc sau đó vào đội ngũ thiết kế nội bộ của Gucci đã dẫn đến một giai đoạn chuyển đổi và điều chỉnh của thương hiệu.

Trong quý đầu tiên của năm nay, Gucci đã báo cáo doanh số bán hàng hữu cơ tăng khiêm tốn 1%, phục hồi một phần sau mức giảm 14% trong ba tháng trước đó. Những kết quả này, mặc dù cao hơn một chút so với ước tính của các nhà phân tích, nhưng vẫn cho thấy những thách thức đang diễn ra mà Gucci phải đối mặt trong một thị trường xa xỉ luôn thay đổi.

Marco Bizzarri và Alessandro Michele từng được ca ngợi như bộ đôi ăn ý trong việc xây dựng nên những năm tháng vàng son của nhà mốt Ý.

Trong số các sáng kiến chiến lược của mình, Gucci đã nỗ lực nâng cao vị thế của mình tại một số thị trường trọng điểm. Sự ra mắt của Salon, loại cửa hàng dành cho những khách hàng đặc biệt nhất – cung cấp đồ xa xỉ, hành lý, đồ trang sức và đồ nội thất cao cấp làm riêng, nhằm mục đích phục vụ nhóm khách hàng cực kỳ giàu có. Những người hiện là đầu tàu chính của doanh số bán hàng xa xỉ. Với việc khai trương cửa hàng Salon đầu tiên ở Los Angeles, hay tạo nên những thiết kế riêng trên thảm đỏ, Gucci tái khẳng định cam kết mang đến những trải nghiệm đặc biệt cho khách hàng cao cấp của mình. Một phần quan trọng khác trong chiến lược của thương hiệu là củng cố vị thế của Gucci tại Trung Quốc, nâng cao trải nghiệm bán lẻ và tìm cách vượt trội hơn các đối thủ cạnh tranh.

Sau thời của Marco Bizzarri, Gucci sẽ thế nào?

Dù sao, nhiệm kỳ của Marco Bizzarri tại Gucci cũng đánh dấu một giai đoạn chuyển đổi sâu sắc. Khả năng lãnh đạo và tầm nhìn của ông đã kết hợp hoàn hảo với khả năng sáng tạo bậc thầy của Alessandro Michele, đưa thương hiệu đến thành công chưa từng có.

Sự nhạy bén trong chiến lược và khả năng thúc đẩy tăng trưởng của Bizzarri đã được cả thế giới công nhận, từ những ngày đầu ông làm việc tại Andersen Consulting cho đến các vai trò khác nhau của ông tại Kering. Sự ra đi của ông đánh dấu sự kết thúc của một kỷ nguyên, nhưng ảnh hưởng của ông đối với quỹ đạo của Gucci chắc chắn sẽ để lại một di sản lâu dài.

Khi Marco Bizzarri chuẩn bị nói lời tạm biệt với Gucci, phần còn lại của ngành thời trang đang háo hức chờ đợi chương tiếp theo trong lịch sử của thương hiệu. Bất chấp những thách thức phía trước, Gucci vẫn mang nhiều triển vọng cho các nhà đầu tư.

Với sự gia nhập của Sabato de Sarno trong vai trò giám đốc sáng tạo, thương hiệu sẽ bắt đầu một hành trình sáng tạo mới, viết nên một chương mới từ những tiền đề do Bizzarri và Michele đặt ra, đồng thời thương hiệu sẽ vạch ra một con đường mới trong tương lai không xa.

Nguồn: Nss Mag (Theo: stylerepublik)

Có thể bạn sẽ thích