Trang chủ GIẢI TRÍ Những hiểu lầm thường gặp về thiền định

Những hiểu lầm thường gặp về thiền định

bởi admin

Thiền ngày càng trở nên phổ biến. Có nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy hiệu quả của thiền cho cuộc sống vốn bộn bề lo toan, giúp ích rất tốt cho sinh hoạt, công việc của chúng ta hằng này.

Thế nhưng Thiền vẫn còn mới mê với một số người, vẫn còn tồn tại không ít những quan niệm sai lầm về phương pháp này.

Dưới đây là 7 hiểu lầm thường gặp.

Tập thiền rất khó

Hiểu lầm kinh điển này bắt nguồn từ việc thiền định thường được gán nhãn với sự huyền bí, chỉ dành riêng cho các vị thần thánh, hoặc những người am hiểu sâu sắc về tâm linh. Thực tế, khi được một giáo viên có kinh nghiệm và kiến thức hướng dẫn, việc học thiền sẽ dễ dàng và thú vị hơn rất nhiều. Các kỹ thuật cũng rất căn bản như: tập trung vào hơi thở, lặp lại một câu niệm chú hay một hình ảnh trong đầu…

Các kỹ thuật cũng rất căn bản như: tập trung vào hơi thở, lặp lại một câu niệm chú hay một hình ảnh trong đầu...

Tập trung vào hơi thở, lặp lại một câu niệm chú hay một hình ảnh trong đầu là kỹ thuật căn bản của thiền định.

Thêm vào đó, chúng ta thấy khó khăn do quá chú trọng kết quả, hoặc không chắc liệu mình có đang làm đúng. Vì vậy cần học thiền từ giáo viên có chuyên môn là cách tốt nhất để đảm bảo bạn sẽ đạt hiệu quả thực hành tốt hơn. Họ sẽ giúp bạn hiểu những gì đang trải qua, giúp bạn vượt qua những trở ngại thông thường và dần đưa thiền trở thành một thói quen trong cuộc sống hàng ngày.

Phải thật tĩnh tâm mới thiền được

Một nguyên nhân khiến nhiều người bỏ cuộc trong thất vọng. Thực ra, thiền không phải là kiểm soát hoặc loại bỏ suy nghĩ ra khỏi đầu – điều đó chỉ khiến tâm trí căng thẳng và nhiễu loạn hơn. Thông qua thiền định, ta chỉ cần quan sát, ghi nhận những suy nghĩ đang có mặt bên trong tâm trí, không chạy theo mà chỉ để chúng đến, rồi đi.

Có rất nhiều lựa chọn để ta chú tâm vào khi thực hành phương pháp: hơi thở, một hình ảnh hoặc một câu niệm chú,..Điều này cho phép tâm trí thư giãn, dần trở nên tĩnh lặng để đơn thuần quan sát diễn biến thân, tâm, trí. Khi suy nghĩ xuất hiện, thay vì phán xét hoặc cố gắng đẩy chúng đi, ta chỉ cần nhẹ nhàng đưa sự chú tâm trở lại đối tượng chú ý của mình là được.

Càng thiền định thường xuyên, bạn sẽ ngày càng có nhiều hơn những khoảnh khắc tĩnh lặng trong trạng thái ý thức trọn vẹn, và sự tĩnh lặng này ngày càng được mở rộng thêm ra dòng chảy không ngừng nghỉ của suy nghĩ.

Hãy yên tâm rằng, ngay cả khi vẫn miên man suy nghĩ trong toàn bộ buổi thiền, bạn vẫn thu nhận được lợi ích. Bạn đã không thất bại hoặc lãng phí thời gian của mình. Khi David Simon dạy thiền, ông thường nói với sinh viên: “Suy nghĩ rằng tôi đang có một ý niệm có thể là suy nghĩ quan trọng nhất mà bạn từng nghĩ, bởi vì trước khi bạn có suy nghĩ đó, bạn thậm chí còn chẳng biết mình đã từng có suy nghĩ như vậy. Bạn có thể nghĩ rằng bạn chính là suy nghĩ. ”

Chỉ đơn giản nhận biết bản thân đang có những suy nghĩ là một bước đột phá, bởi bắt đầu có sự chuyển góc nhìn trong bạn, từ tâm trí “cái tôi” sang sự nhận biết đơn thuần. Ví dụ: “tôi nhận thấy có sự khó chịu” chứ không còn là “tôi khó chịu” nữa.

Càng ít gắn bản thân với những suy nghĩ, câu chuyện và cảm xúc cá nhân, bạn sẽ dần trải nghiệm sự yên bình và mở ra những khả năng mới.

Phải thiền chuyên tâm trong nhiều năm mới có thành quả

Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, thiền có tác động sâu sắc đến tâm trí và cơ thể chỉ trong vòng vài tuần thực hành. Ví dụ, một nghiên cứu mang tính bước ngoặt do Đại học Harvard và Bệnh viện Đa khoa Massachusetts thực hiện lần đầu tiên đã chỉ ra rằng, một chương trình 8 tuần thiền định không chỉ giúp người tham gia giảm lo lắng, thấy bình tĩnh hơn, mà nó cũng giúp phát triển các vùng não liên quan đến trí nhớ, sự đồng cảm và điều hòa phản ứng căng thẳng.

Những người mới tập thiền chia sẻ rằng họ có thể ngủ ngon hơn chỉ sau vài ngày hành thiền đều đặn. Đồng thời, phương pháp này cũng mang lại một số lợi ích phổ biến khác như: cải thiện khả năng tập trung, giảm huyết áp, thư giãn, giảm căng thẳng…

Thiền về bản chất là sự trốn chạy

Mục đích thực sự của thiền là nhìn rõ hơn thực tại “đang là”, cảm nhận và kết nối với cái tôi chân thật của mình.

Thực tại của bạn có xu hướng chứa đầy những suy nghĩ lặp đi lặp lại về quá khứ và lo lắng cho tương lai. Trong trạng thái thiền định, thực tại như nó “đang là” sẽ hiện ra: bạn sẽ nhìn rõ tất cả những gì đang nói với bản thân về con người mình, điều gì đang giới hạn bạn, bạn đang thiếu gì. Bạn sẽ nghiệm ra, bản chất sâu sắc nhất của bản thân là vô hạn và không bị ràng buộc.

Thiền thường xuyên giống như dọn dẹp tâm trí, bạn sẽ nhìn nhận mọi thứ sáng rõ, thông suốt hơn.

Tôi không có thời gian để thiền

Nếu coi thiền là ưu tiên hàng đầu, bạn sẽ có thời gian cho nó. Kể cả khi lịch trình dày đặc, chỉ cần dành vài phút hoàn toàn tĩnh tâm vẫn tốt hơn là không. Dần dần, bạn sẽ có nhiều thời gian cho thiền hơn.

Thiền là một phương pháp thực hành đưa chúng ta vượt khỏi những ồn ào náo nhiệt để tâm trí trở nên tĩnh lặng.

Thiền là một phương pháp thực hành đưa chúng ta vượt khỏi những ồn ào náo nhiệt để tâm trí trở nên tĩnh lặng.

Thiền gắn liền với tâm linh, tôn giáo

Thiền là một phương pháp thực hành đưa chúng ta vượt khỏi những ồn ào náo nhiệt để tâm trí trở nên tĩnh lặng. Nó không đòi hỏi một niềm tin tâm linh cụ thể và nhiều người thuộc nhiều tôn giáo khác nhau thực hành thiền định mà không có bất kỳ mâu thuẫn nào với niềm tin tôn giáo hiện tại của họ. Ngoài ra, ngày càng có nhiều bằng chứng khoa học chứng minh tác dụng của thiền đối với sức khỏe thể chất và tinh thần. Vậy còn lý do gì để chúng ta ngần ngại với phương pháp này nữa?

Thiền là để đạt đến những trải nghiệm siêu việt

Một số người thấy thất vọng khi không được trải nghiệm những cảm giác siêu việt, “không…bình thường” khi thiền, chẳng hạn như cảm thấy cả cơ thể nhẹ nhàng như có thể bay lên…Được trải nghiệm những viễn cảnh, màu sắc, giọng nói, cảm giác đó không phải là mục đích cuối cùng của thiền tập.

Lợi ích của thiền tập nằm chính trong những giờ phút của cuộc sống hiện tại, là khi có thể mang sự tĩnh lặng và bình yên vào từng hoạt động thường ngày. Khi đó, chúng ta sáng tạo, tập trung hơn, biết yêu thương bản thân mình và những người xung quanh hơn với lòng từ bi và trắc ẩn dồi dào.

Theo: SKĐS

Có thể bạn sẽ thích