Ngoài các công dụng đối với sức khỏe, vitamin còn có khả năng làm đẹp da vô cùng hiệu quả. Việc bổ sung vitamin ớ mức độ phù hợp không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn ngăn ngừa và làm chậm quá trình lão hóa của da.
Vitamin C
Vitamin C giúp bảo vệ các tế bào da, làm chậm quá trình lão hóa, ngăn ngừa tình trạng da khô, giúp làm mờ các vết thâm nám và bảo vệ da khỏi các tia UV. Nó có đặc tính chống ung thư (chống oxy hóa); đồng thời có vai trò trong sản xuất collagen giúp giữ cho làn da.
Vitamin C được tìm thấy với hàm lượng cao trong lớp biểu bì cũng như lớp hạ bì. Cam, chanh, bưởi, chuối, nho… thường chứa nhiều vitamin C. Tuy nhiên, không nên hấp thụ vitamin C vào buổi tối vì điều này sẽ gây khó ngủ.
Bổ sung vitamin C bằng đường uống giúp giảm tổn thương tế bào cũng như chữa lành vết thương của cơ thể. Khuyến nghị hàm lượng vitamin C mỗi ngày là 1,000 mg.
Vitamin D
Vitamin D thường được tạo ra bởi ánh sáng mặt trời và được hấp thụ qua làn da của bạn. Sau đó, được gan và thận hấp thụ và vận chuyển khắp cơ thể để giúp tạo ra các tế bào khỏe mạnh và hình thành tông màu da.
Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, calcitriol là hợp chất của vitamin D sản xuất tự nhiên, có hiệu quả trong việc làm giảm lượng viêm da và kích ứng ở những người bị bệnh vẩy nến.
Ngoài phơi nắng, vitamin D tự nhiên còn có trong cá hồi, cá ngừ, cá tuyết, lòng đỏ trứng…
Lượng vitamin D được khuyến nghị hàng ngày là 600 IU/ngày và tăng lên tùy thuộc từng đối tượng.
Vitamin E
Vitamin E là một chất chống oxy hóa có chức năng bảo vệ da chống lại tác hại của ánh nắng mặt trời; ngăn ngừa các đốm đen, da bị nám mảng và nếp nhăn.
Cơ thể thường sản xuất vitamin E thông qua bã nhờn. Ở trạng thái cân bằng, bã nhờn giúp giữ cho làn da được điều hòa và ngăn ngừa khô da.
Thường vitamin E có ở mỹ phẩm chăm sóc da, đậu nành, dầu oliu, mầm lúa mì, hạnh nhân, quả phỉ và hạt hướng dương. Người lớn sẽ cần khoảng 15 mg vitamin E/ngày.
Vitamin K
Vitamin K rất cần thiết trong việc hỗ trợ quá trình đông máu của cơ thể, giúp cơ thể chữa lành vết thương, vết bầm tím và các khu vực bị ảnh hưởng bởi phẫu thuật. Đây là lý do các bác sĩ thường dùng các sản phẩm chứa vitamin K sau cuộc phẫu thuật.
Một số sản phẩm điều trị mụn cũng có chứa vitamin K. Một số vấn đề về da khác như kích ứng da, sao mạch, sẹo tăng sinh và quầng thâm quanh mắt có thể giảm bớt nếu bạn đắp lên các sản phẩm có chứa vitamin K.
Vitamin K cũng được cho là giúp ích một số tình trạng da như da mặt bị nám, tàn nhang, kích ứng da, vết rạn da, tĩnh mạch mạng nhện, sẹo, đốm đen, quầng thâm mắt…
Một số loại thực phẩm có giàu lượng vitamin K bao gồm: Cải xoăn, rau bina, rau diếp, cải bắp, đậu xanh…
Vitamin nhóm B (B3, B6, B12)
Vitamin B giúp cơ thể chống lại quá trình lão hóa da.
Vitamin B3 hay còn gọi là Niacin rất hữu hiệu trong việc ngăn ngừa và điều trị chứng nứt da.
Vitamin B6 là loại vitamin mà cơ thể cần hằng ngày, giúp ngăn ngừa và điều trị mụn trứng cá hiệu quả, đặc biệt là tình trạng mụn nội tiết.
Vitamin B12 có tác dụng khắc phục những tổn thương trên da, chữa lành các vết thương nhanh chóng, chống lão hóa da, ngăn ngừa tình trạng da xuất hiện những mảng tối màu hoặc các bệnh lý về da như bệnh chàm, bạch biến.
Thực phẩm có chứa vitamin nhóm B là các loại thịt, cá và sản phẩm từ sữa, súp lơ…
Vitamin A
Được coi là hàng rào bảo vệ làn da trước mụn trứng cá, tuy nhiên bạn cũng nên cân nhắc vì bôi dẫn xuất vitamin A có thể gây bong tróc da nếu không dưỡng ẩm đầy đủ.
Vitamin A giúp duy trì độ ẩm cho da và tạo ra hàng rào bảo vệ da chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, giúp loại bỏ các tế bào chết trên bề mặt da, lưu thông máu dưới da, làm mờ những đốm nâu, trị mụn trứng cá và trẻ hóa da an toàn.
Vitamin A có trong cà chua, xoài, cà rốt, trứng… và bạn có thể bổ sung vitamin A tự nhiên vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
Theo daidoanket