Với tiêu đề “Những nhận diện mới về người tiêu dùng Việt”, báo cáo của McKinsey ra một góc nhìn dài hạn để lý giải cho việc Việt Nam dự kiến sẽ có thêm 36 triệu người gia nhập tầng lớp trung lưu từ nay đến năm 2030 và điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến việc định hình xu hướng tiêu dùng trong tương lai của Việt Nam.
Tầng lớp tiêu dùng đang chuyển mình với 5 thay đổi nhân khẩu học:
· Quy mô hộ gia đình thu nhỏ. Tỷ lệ sinh giảm, phong cách sống mới, và đô thị hóa đã khiến quy mô hộ gia đình trung bình của Việt Nam giảm từ 4,5 người ở năm 1999 còn 3,5 người ở năm 2019.
· Số lượng người cao tuổi gia tăng. Người trên 60 tuổi có thể chiếm hơn 17% tổng dân số Việt Nam ở năm 2030.
· Sự nổi lên nhanh chóng của đối tượng người tiêu dùng kỹ thuật số. “Công dân thế hệ số”, gồm Thế hệ Z mà Thế hệ Y, có thể chiếm 40% tiêu dùng của Việt Nam ở năm 2030.
· Cơ hội từ việc trao quyền kinh tế cho phụ nữ. Thu hẹp khoảng cách giới có thể đóng góp thêm 80 tỷ USD cho GDP của Việt Nam ở năm 2030.
· Sự nổi lên của người tiêu dùng tại các thành phố nhỏ và khu vực ngoại ô. Ngoài Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh thành khác cũng có thể trở thành động lực kinh tế trong những năm tới đây. Cùng với nhau, các tỉnh thành tại Việt Nam có khả năng đóng góp khoảng 90% tăng trưởng tiêu dùng của Việt Nam trong thập kỷ tới.
Cùng với những thay đổi nói trên, báo cáo cũng đặt ra những câu hỏi mà các doanh nghiệp cần cân nhắc để giành được tâm và trí của tầng lớp tiêu dùng mới tại Việt Nam: Cạnh tranh ở đâu; Truyền thông như thế nào với người tiêu dùng mới; Điều chỉnh thích ứng mô hình hoạt động như thế nào. Toàn văn báo cáo tiếng Anh và tiếng Việt được đăng tải trên trang web của McKinsey./.
Theo: Bnews