Với nhiều chính sách khuyến khích mới của chính phủ và ngày càng có thêm nhiều thương hiệu ô tô tham gia vào sân chơi xe điện, giúp cung cấp thêm nhiều lựa chọn cho người tiêu dùng đã làm cho ngành xe điện (EV).
Việt Nam sẽ giảm thuế tiêu thụ đặc biệt và lệ phí trước bạ cho ô tô điện, các chính sách này được kỳ vọng sẽ trở thành đòn bẩy cho thị trường xe điện Việt Nam – hiện mới ở vạch xuất phát, sẽ nhanh chóng phát triển
Cụ thể, từ 1/3/2022 đến hết 28/2/2027, các loại ô tô điện chạy bằng pin từ 9 chỗ trở xuống sẽ có thuế suất là 3%; từ ngày 1/3/2027, mức thuế sẽ là 11%. Loại chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ là 2%; từ ngày 1/3/2027 là 7%.
Ô tô điện loại chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ có mức thuế suất là 1%, từ ngày 1/3/2027 mức thuế là 4%. Trong khi đó, loại thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng có mức thuế TTĐB 2% và từ ngày 1/3/2027, mức thuế sẽ là 7%.
Các loại ô tô chạy điện khác có mức thuế TTĐB từ 5 – 15% tùy loại. Trong đó, xe dưới 9 chỗ có mức thuế 15% và loại thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng là 10%.
Theo đánh giá của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI), tiềm năng phát triển thị trường xe ô tô điện của Việt Nam trong tương lai là rất lớn, bởi hiện tại, tỷ lệ sở hữu ô tô của Việt Nam đang ở mức 23 ô tô/1.000 người, con số này chỉ bằng 1/10 của Thái Lan và 1/20 của Malaysia.
Thị trường xe ô tô điện Việt Nam bước đầu chuyển dịch và được sự đón nhận tích cực từ người dân. Khảo sát của Công ty Tư vấn Chiến lược Quốc tế Frost & Sullivan (Mỹ) vào năm 2017 cho thấy, có 33% người tiêu dùng Việt Nam nghĩ đến mua xe điện ngay từ lần đầu. Việt Nam có dân số trẻ và rất nhiều người sử dụng Internet. Sự hứng thú với công nghệ xe điện của người Việt đã vượt qua những hạn chế của nó như giá thành cao, sạc pin tốn thời gian.
Tuy nhiên, mặc dù thị trường đang trên đà phát triển và hứa hẹn nhiều tiềm năng, nhưng theo đánh giá của ABeam Consulting, công ty tư vấn giải pháp Chuyển đổi số hàng đầu châu Á, cho biết các công ty trong ngành oto vẫn còn rất nhiều điều cần làm.
Theo ABeam Consulting, các doanh nghiệp trong ngành phải có những hành động phù hợp và điều chỉnh chiến lược và hoạt động của họ, để họ tận dụng các xu hướng mới và giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi ngành.
Ví dụ, trong sản xuất, các nhà sản xuất ô tô và nhà cung cấp nên cùng nhau xây dựng chuỗi cung ứng thông minh sử dụng IoT, Big Data, AI và Blockchain để tăng khả năng hiển thị, tối ưu hóa hoạt động và giúp ngăn chặn các nút thắt tiềm ẩn.
Các nhà sản xuất ô tô lâu đời vẫn phụ thuộc nhiều vào việc sản xuất xe Động cơ đốt trong (ICE) có thể áp dụng các hệ thống sản xuất linh hoạt tận dụng tài sản hiện có của họ để làm cho việc chuyển đổi sang xe điện ít rủi ro hơn và ít tốn kém hơn. Các nhà cung cấp, đặc biệt là những nhà cung cấp hiện đang phụ thuộc vào các bộ phận của hệ thống truyền lực ICE, cần phải hành động nhanh chóng và chuẩn bị chiến lược phù hợp để chuyển hướng sang các sản phẩm và dịch vụ khác và phát triển quan hệ đối tác mới.
Các nhà bán lẻ ô tô thì cần phải liên tục cung cấp thông tin cụ thể để giúp khách hàng hiểu được những lợi ích và có thể nhanh chóng, kịp thời giải đáp bất cứ thắc mắc nào cho khách hàng về sản phẩm xe điện mới mẻ này. Công ty cũng nên hướng tới việc cung cấp trải nghiệm đa kênh liền mạch và tối ưu hóa hoạt động bán lẻ của mình để giảm chi phí hợp lý đồng thời mang thêm trải nghiệm mới cho khách hàng.
Theo: Baodientutoquoc